Bắc Ninh có chiến lược xét nghiệm thế nào để có thể khống chế dịch bệnh?

Bắc Ninh thực hiện lấy mẫu với từng nhóm cộng đồng nguy cơ khác nhau - Ảnh: MOH.

Ghi nhận hàng chục ca COVID-19 mới tại “tâm dịch” Bắc Giang và Bắc Ninh

Chống dịch ở Bắc Ninh đang đi đúng hướng

Bộ Y tế giao thời hạn hoàn tất tiêm vaccine COVID-19 cho tỉnh Bắc Ninh

Y tế tuần qua: Thủ tướng yêu cầu hỗ trợ Bắc Ninh, Bắc Giang dập dịch

Chính vì vậy, ngay khi Bắc Ninh xuất hiện những điểm dịch COVID-19 đầu tiên, tỉnh đã kích hoạt đồng loạt các biện pháp phòng, chống dịch. Trong đó, có việc thần tốc truy vết, xét nghiệm các đối tượng liên quan để kịp thời có biện pháp ứng phó.

Chia sẻ với Báo SK&ĐS về cách thức tổ chức phòng dịch ở Bắc Ninh, TS. Phạm Hồng Thắng, chuyên gia xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương cho biết, tại Bắc Ninh, Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế đứng đầu là Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, được chia làm 4 tổ, trong đó xét nghiệm thuộc Tổ hỗ trợ điều tra, giám sát dịch và xử lý môi trường tại cộng đồng.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 phòng xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 bao gồm: Một phòng khẳng định SARS-CoV-2 thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) của tỉnh Bắc Ninh có công suất 4.000 – 5.000 ống mẫu/ngày, đây là đơn vị đầu mối về xét nghiệm SARS-CoV-2 của tỉnh. Phòng xét nghiệm khẳng định của Bệnh viện Quân Y 110, công suất 3.000 ống mẫu/ngày và phòng xét nghiệm khẳng định thuộc Phòng khám Hoàn Mỹ công suất 3.000 ống mẫu/ngày.

Tổng công suất xét nghiệm của tỉnh Bắc Ninh hiện đạt 11.000 ống mẫu/ngày. Nếu làm gộp mẫu theo quy định của Bộ Y tế, công suất tối đa đạt khoảng 110.000 mẫu/ngày. Với tình hình dịch như hiện nay, các phòng xét nghiệm đáp ứng đủ nhu cầu xét nghiệm cho tỉnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt hỗ trợ Bắc Ninh phòng chống COVID-19 trao đổi với các chuyên gia y tế Bắc Ninh - Ảnh: MOH

Về chiến lược xét nghiệm, TS. Phạm Hồng Thắng cho biết, các chuyên gia trong đoàn đã đưa ra chiến lược xét nghiệm SARS-CoV-2 áp dụng ở Bắc Ninh phù hơp với từng nhóm cộng đồng nguy cơ khác nhau.

Các thôn có ca mắc (ca F0) trong vòng 7 ngày được coi là có nguy cơ cao được lấy mẫu xét nghiệm 3 đợt vào các ngày 1, 4, 7, lấy mẫu toàn dân gộp theo  hộ gia đình để kịp thời phát hiện những ca mới đưa đi điều trị, thực hiện truy vết những người tiếp xúc gần F1, F2 cách ly theo quy định, các địa phương này đồng thời vẫn triển khai các biện pháp can thiệp như phong toả và thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.

Các địa điểm có nguy cơ thấp hơn như các thôn, xã có ca mắc trong 8-14 ngày xét nghiệm 2 đợt vào các ngày 1, 7; các thôn trong 14 ngày không có ca mắc xét nghiệm 1 đợt, hình thức lấy mẫu xét nghiệm như trên.

Với những địa bàn thôn, xã chưa ghi nhận ca mắc COVID-19, do đặc thù của bệnh này, 80% người nhiễm không có triệu chứng nên cần phải triển khai lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc nhưng chỉ lấy mẫu đại diện 1 người trong hộ gia đình để làm xét nghiệm.

Các nhân viên y tế đang kiểm tra mẫu xét nghiệm COVID-19 ở Bắc Ninh - Ảnh: MOH

Theo TS. Phạm Hồng Thắng, đối với đối tượng cụ thể như công nhân trong các Khu công nghiệp, Bộ phận thường trực đặc biệt cũng đưa ra quy trình riêng trong đó, chia ra: Công ty có người mắc COVID-19 trong vòng 14 ngày, muốn quay trở lại sản xuất cần xét nghiệm sàng lọc toàn bộ công nhân, người lao động trước khi quay trở lại sản xuất và xét nghiệm thêm 2 đợt cách nhau 3 ngày khi không có người dương tính mới được đi vào sản xuất. Sau 2 đợt xét nghiệm nêu trên, sẽ tiếp tục tiến hành xét nghiệm sàng lọc từ 10-20% người lao động/tuần.

Đối với người dân, TS. Thắng cũng khuyến nghị người dân cần hợp tác với ngành y tế đi lấy mẫu đúng yêu cầu của nhân viên y tế nhằm đạt được 100% số người cần lấy mẫu.

Có như vậy, mới sàng lọc và phát hiện sớm người đang mang mầm bệnh đi điều trị kịp thời. Từ đó, cuộc sống của người dân sẽ sớm trở lại cuộc sống hoạt động bình thường. Chúng tôi, rất mong bà con đồng lòng và thực hiện.

Trong thời gian này, người dân tiếp tục thực hiện tốt việc cách ly, giãn cách xã hội theo đúng yêu cầu của của y tế. Tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế  “Khẩu trang- Khử khuẩn- khoảng cách- Không tụ tập đông người và Khai báo Y tế”.

Ngày 7/6, theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, những ngày gần đây, rải rác Bắc Ninh vẫn ghi nhận những ca mắc COVID-19 mới, nhưng đều trong khu vực đã cách ly hoặc đã phong tỏa, gần nửa tháng trở lại đây không ghi nhận ca mắc từ cộng đồng. Hiện khoảng 50% công nhân của nhiều công ty ở Bắc Ninh đã đi làm trở lại. Với các hoạt động phòng chống và tình hình dịch như hiện nay, khoảng nửa tháng nữa phần lớn các hoạt động tại Bắc Ninh sẽ quay lại bình thường.

Hiệp Nguyễn H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn