Bộ Y tế bãi bỏ một loạt văn bản hết hiệu lực, đơn giản hóa thủ tục

Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Huy Quang, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long và Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược Nguyễn Tất Đạt trả lời thông tin liên quan đến Thông tư 29

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Xử lý nghiêm đối tượng nhập cảnh, tổ chức nhập cảnh trái phép

Bộ Y tế tổng diễn tập công tác y tế phục vụ Đại hội Đảng XIII

Bộ Y tế đảm bảo người dân sẽ không còn mù mờ khi khám chữa bệnh

Mở cao điểm phòng chống COVID-19 từ nay đến Tết Nguyên đán

Tại Hội nghị Triển khai Thông tư số 29/2020/TT-BYT vừa diễn ra ngày 12/1/2021, TS. Nguyễn Huy Quang chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên Bộ Y tế ban hành một thông tư để sửa đổi, bãi bỏ một số lượng lớn “kỷ lục” các văn bản không còn phù hợp, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp”.

Trước đó, ngày 31/12/2020, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ban hành Thông tư số 29/2020/TT-BYT (Thông tư 29) sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Thông tư trước đó, đồng thời bãi bỏ 28 Thông tư có các quy định đã hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp trong tất cả các lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

Thông tư 29 đã sửa đổi một số điều của 11 Thông tư trước đó về quản lý dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, HIV theo nguyên tắc. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong giai đoạn gặp khó khăn vì đại dịch COVID-19 nhưng vẫn bảo đảm tăng cường quản lý chất lượng các mặt hàng nhập khẩu.

Thông tư 29 còn thể hiện sự linh hoạt hơn về vấn đề thủ tục khi cho phép các doanh nghiệp được nộp hồ sơ, tài liệu bản điện tử, chưa đủ dấu và chữ ký nhưng cung cấp đường dẫn để cơ quan quản lý tra cứu trực tuyến và hậu kiểm. Tuy nhiên nếu hậu kiểm mà giấy tờ không đảm bảo sẽ có các biện pháp xử lý nghiêm. Theo ước tính, thông tư 29 này sẽ làm lợi cho các doanh nghiệp 2,4 triệu ngày công và 625 tỷ đồng mỗi năm.

Ông Chu Quốc Thịnh, Trưởng phòng Quản lý đăng ký thuốc (Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế) cũng cho biết, Thông tư 29 đã bãi bỏ quy định chứng thực chữ ký, tên người ký, dấu cơ quan cấp, giúp hòa nhập quốc tế và đơn giản hóa giấy tờ, tài liệu tới 5.392 hồ sơ thuốc nước ngoài đã nộp theo quy định tại Thông tư 32 (từ 1/9/2019 đến nay). Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê hồ sơ đăng ký thuốc nước ngoài đã nộp trong năm 2020, thì dự kiến có khoảng 3.500 hồ sơ đăng ký thuốc nước ngoài mỗi năm được đơn giản hóa thủ tục hành chính...

Những hồ sơ nộp trước 31/12/2021, việc không bắt buộc giấy chứng nhận sản phẩm dược (CPP) có đầy đủ các thông tin về tiêu chuẩn thành phẩm, tiêu chuẩn dược chất, nhà sản xuất dược chất dự kiến sẽ giúp hòa hợp quốc tế và đơn giản hóa giấy tờ, tài liệu cho khoảng 7.000 hồ sơ đăng ký thuốc nước ngoài. Đặc biệt, với việc cho phép duy trì hiệu lực số đăng ký 12 tháng cho khoảng 9.000 số đăng ký thuốc, sẽ đảm bảo sẵn sàng cung ứng cho nhu cầu điều trị, tránh tình trạng thuốc khan hiếm nên người dân phải mua giá cao.

Phương Lâm H+ (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn