Chạy bộ có thể làm giảm đau bụng kinh?

Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm cơn đau bụng kinh của bạn

Ăn gì để giảm đau bụng, khó chịu trong kỳ “đèn đỏ”?

Làm thế nào để giảm đau bụng kinh hàng tháng?

5 cách đơn giản giúp giảm đau bụng kinh cực kỳ hiệu quả

Những cách giảm đau bụng tự nhiên, không cần dùng thuốc

Theo nghiên cứu, 84% phụ nữ trẻ tuổi trải qua cơn đau bụng kinh. Có khoảng 20% phụ nữ bị đau bụng kinh nghiêm trọng ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày. 50% phụ nữ tham gia nghiên cứu thường xuyên phải sử dụng thuốc giảm đau và 40% phải tránh xa các hoạt động xã hội do đau bụng kinh.

20% phụ nữ trên thế giới bị đau bụng kinh nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống

Một nghiên cứu mới đây cho thấy ngoài thuốc giảm đau, việc tập thể dục trên máy chạy bộ cũng có thể làm giảm đau bụng kinh.

Tiến sỹ Priya Kannan, trường Vật lý trị liệu thuộc Đại học Otago, New Zealand cùng các đồng nghiệp thực hiện nghiên cứu trên 70 người phụ nữ trong độ tuổi 18-43. Những người tham gia được chia làm 2 nhóm, một nhóm thực hiện các bài tập aerobic, tập với máy chạy bộ, một nhóm thì giữ nguyên các hoạt động thường ngày.

Sau 4 tuần, nhóm nghiên cứu thấy cơn đau bụng kinh giảm 6% ở những người tập thể dục thường xuyên 3 lần một tuần. Và 6 tháng tiếp theo, cơn đau giảm tới 22%. Chất lượng cuộc sống, hiệu quả các hoạt động hàng ngày cũng được báo cáo là tốt hơn.

Đồng tác giả Leica Claydon-Mueller, giảng viên tại Đại học Anglia Ruskin, Cambridge, Anh quốc cho biết: “Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt thường chủ động tránh các hoạt động thể chất, các bài tập thể dục. Khi bị đau bụng kinh, tập thể dục là điều cuối cùng mà phụ nữ muốn làm.”

Tập thể dục thường xuyên có thể giảm đau bụng kinh tới 22% sau 7 tháng

Thử nghiệm này đã chứng minh rằng tập thể dục có thể giảm đau bụng kinh đáng kể ở phụ nữ. Điều này có thể xảy ra nếu bạn kiên trì tập thể dục thường xuyên từ 4 đến 7 tháng. Ngoài ra, sau 7 tháng, chất lượng cuộc sống của bạn cũng được cải thiện đáng kể.

Các bài tập trên máy chạy bộ mà bạn có thể tập: đi bộ, chạy bền, chạy bước dài, chạy tăng tốc, chạy biến tốc (xen kẽ chạy tốc độ cao và tốc độ thấp), chạy lên dốc.

Trịnh Tây H+ (Theo medicalnewstoday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn