Phòng chống Covid-19: Chế độ ăn nhiều muối có thể làm suy giảm hệ miễn dịch

Chế độ ăn nhiều muối có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của bạn

Ăn quá nhiều muối, chuyện gì sẽ xảy ra?

Suy thận mạn là bệnh gì? Có chữa được không?

Ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

Ăn nhiều muối cũng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường

Theo đó, một nghiên cứu mới đây được thử nghiệm trên chuột của các nhà khoa học tại Viện Miễn dịch Thực nghiệm thuộc Đại học Bonn (Đức) cho thấy, những con chuột có chế độ ăn nhiều muối bị phát hiện nhiễm vi khuẩn nặng hơn nhiều.

Tương tự, tiến hành khảo sát ở người, các nhà khoa học ghi nhận các tình nguyện viên nạp 6 gr muối mỗi ngày cũng cho thấy hệ miễn dịch suy giảm rõ rệt. Lượng muối này tương ứng với hàm lượng muối trong hai bữa ăn nhanh.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị lượng tối đa là 5 gr muối mỗi ngày, tương ứng với một muỗng nhỏ (loại muỗng cà phê). Ngoài ra, ăn muối nhiều còn làm tăng huyết áp và do đó làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Ông Katarzyna Jobin - Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh điều này. Trước đây, nhóm nghiên cứu của ông đã từng thử nghiệm cho một số con chuột theo chế độ ăn nhiều muối. Kết quả là trong lá lách và gan của chúng, các nhà nghiên cứu đã đếm được 100 đến 1.000 lần số mầm bệnh gây bệnh. Họ cũng quan sát thấy nhiễm trùng đường tiết niệu ở những con chuột được ăn nhiều muối - lâu lành hơn.

Ăn nhiều đồ ăn nhanh sẽ gây hại cho tim mạch và hệ miễn dịch của bạn

Còn đối với thử nghiệm trên người, nhóm nghiên cứu cho biết, chỉ sau một tuần tăng cường ăn muối, xét nghiệm máu cho thấy các tế bào miễn dịch ở người đã chống lại vi khuẩn kém hơn nhiều so với khi theo chế độ ăn bình thường trước đó.

Nhóm nghiên cứu giải thích, việc ăn quá nhiều muối cũng làm tăng mức tích tụ glucocorticoid trong cơ thể. Horemone này làm suy yếu loại tế bào miễn dịch phổ biến nhất trong máu là bạch cầu hạt, khiến cho việc chống lại vi khuẩn trở nên khó khăn hơn và kém hiệu quả hơn.

Không những thế, thói quen ăn mặn sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, khiến cơ thể nhanh có cảm giác khát, dẫn đến uống nước nhiều (quá lượng nước cho phép), tích giữ nước trong cơ thể gây tăng huyết áp, tăng quá trình bài tiết qua nước tiểu, dẫn đến tăng "gánh nặng" cho thận và lâu dần sẽ dẫn đến suy giảm chức năng hoạt động của cơ quan này.

Nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Science Translational Medicine.

Nguyên Hương H+ (Theo Dailymail/Sciencedaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn