Bị bệnh đái tháo đường có nên ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn không?

Chế độ dinh dưỡng cho người bị đái tháo đường

7 loại vitamin giúp phòng ngừa biến chứng đái tháo đường

Phù chân khi mắc đái tháo đường, cẩn thận biến chứng thận

Bị đái tháo đường: Hãy chọn thực phẩm có chỉ số chuyển hóa đường huyết thấp!

Bị đái tháo đường, chỉ số HbA1c là 7.5% có sao không?

Chào bạn!

Người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt lợn… không cần kiêng hoàn toàn. Các loại thịt này rất giàu đạm, vitamin B12 và sắt - đều là những nguồn dinh dưỡng cần thiết cho người đái tháo đường. Một số nghiên cứu còn cho thấy, ăn thực phẩm giàu đạm cùng tinh bột có thể làm chậm quá trình tiêu hóa nên hỗ trợ giảm nguy cơ tăng đường huyết sau ăn.

Tuy nhiên, người đái tháo đường cần biết cách ăn loại thịt này. Bởi ăn nhiều thịt đỏ cũng sẽ gây ra những rủi ro nhất định.

Tht đ có th làm tăng nguy cơ biến chng tim mch

Trong thịt đỏ rất giàu chất đạm, protein. Nhưng cùng với đó, loại thực phẩm này cũng có rất nhiều chất béo bão hòa. Khi nạp quá nhiều chất béo bão hòa vào cơ thể thì mạch máu sẽ dễ bị xơ vữa và nguy cơ gặp nhiều bệnh tim mạch khác cũng cao hơn. Rủi ro này đặc biệt cao ở người bệnh đái tháo đường. 

Bởi bản thân đường huyết cao đã khiến mạch máu của người bệnh dễ bị tổn thương. Nếu có thêm yếu tố mỡ máu, sẽ làm tăng cao khả năng gặp biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Đây là lý do mà các chuyên gia Đái tháo đường luôn khuyến cáo, người bệnh đái tháo đường cần chú ý khi ăn loại thịt này.

Lưu ý khi s dng tht đ (bò, ln..) cho người đái tháo đường

Khi ăn thịt đỏ, bạn chỉ nên chọn phần thịt nạc bởi hầu hết chất béo xấu đều tập trung ở phần mỡ. Đồng thời, một tuần bạn nên không ăn quá 300-500g loại thịt này và nên ăn đan xen với một số nguồn đạm tốt khác như: đạm thực vật từ các loại đậu đỗ, thịt trắng (cá biển, thịt gia cầm bỏ da…).

Ngoài ra, để kiểm soát tốt hơn, chỉ chú ý đến nhóm chất đạm trong thịt là chưa đủ, bạn vẫn cần tuân thủ các lưu ý sau:

- Ăn 50% bữa ăn là rau xanh. Tốt nhất nên ăn 1 bát rau luộc vào đầu bữa.

- Ăn đúng giờ, ăn chậm để tạo cảm giác no lâu và tránh đường máu sau ăn tăng vọt.

- Ưu tiên trái cây ít ngọt như cam, ổi, thanh long, bưởi…

- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và thăm khám định kỳ 3 - 6 tháng 1 lần để kiểm tra HbA1c.

- Tập thể dục thể thao hàng ngày. Mỗi ngày khoảng 30 phút, không được bỏ tập quá 2 ngày liên tiếp.

Nhiều người đái tháo đường hiện nay đang có xu hướng sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ Mạch Môn, Hoài Sơn, Nhàu.... để hỗ trợ tăng cường chức năng tuyến tụy và phòng chống biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh… Bạn có thể tham khảo để tăng hiệu quả điều trị.

Chúc bạn và bác sức khỏe!

DS. Lê Giang

Hiểu được những lợi ích mà các thảo dược Mạch Môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử, Nhàu mang lại, Viện thực phẩm chức năng đã kết hợp chúng cùng hoạt chất bảo vệ thần kinh Alpha lipoic acid trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường.
TPBVSK Hộ Tạng Đường là giải pháp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường, hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm cholesterol máu. Sản phẩm có thể dùng cho người đái tháo đường typ 1, typ 2 và người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (rối loạn mỡ máu, tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường).
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi