Hà Nội kiểm soát người ra, vào Thủ đô như thế nào?

Bản tin dịch COVID-19 ngày 21/9 của Bộ Y tế ghi nhận thêm 11.692 ca mắc

Việt Nam ký hợp đồng mua 5 triệu liều vaccine COVID-19 Abdala của Cuba

Từ 6h ngày 21/9, Hà Nội dừng kiểm soát giấy đi đường

Bộ Y tế hướng dẫn chế độ ăn cho người điều trị COVID-19 tại nhà, khu cách ly

Bạc Liêu áp dụng giãn cách xã hội theo mức độ nguy cơ

- Trong ngày đầu tiên giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Hà Nội ghi nhận tổng số 13 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 (11 ca tại khu cách ly, 2 ca tại khu phong tỏa).

Theo báo Tuổi Trẻ, Công an Hà Nội vẫn duy trì 22 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ thủ đô để kiểm soát các nguồn lây từ bên ngoài. Đại tá Trần Ngọc Dương - Phó Giám đốc Công an Hà Nội cho biết Thủ đô vẫn thực hiện theo quy định cũ về việc kiểm soát người ra vào (tức văn bản số 2434/UBND-KT của UBND TP. Hà Nội). Theo đó, người dân muốn đi từ các địa phương khác vào Hà Nội phải có giấy tờ tùy thân, giấy xét nghiệm PCR trong vòng 72 giờ và khai báo y tế bằng mã QR. Ngoài ra, người dân trước khi ra khỏi Hà Nội cần tìm hiểu xem địa phương mình đến có tiếp nhận người trở về từ Hà Nội hay không.

- Liên quan đến 1 ca F0 trở về từ Đồng Nai, trong ngày 21/9, ngành y tế tỉnh Hà Nam đã phát hiện thêm 12 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Từ sáng nay, ngành y tế huy động lực lượng triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 5 phường trên địa bàn TP. Phủ Lý gồm: Minh Khai, Lương Khánh Thiện, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Quang Trung.

- Từ 0h ngày 21/9, tỉnh Long An áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 15 trên phạm vi toàn tỉnh. Tỉnh tiếp tục dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh và nội tỉnh, trừ xe đưa rước công nhân.

- Theo báo Người Lao Động, Ban Chỉ đạo Phòng, chống COVID-19 TP.HCM đã ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch tại các cơ sở kinh doanh ăn uống, cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Để được mở cửa lại, các cơ sở cần đáp ứng đầy đủ 6 tiêu chí an toàn:

1. Cơ sở phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

2. Cơ sở cần bảo đảm điều kiện an toàn an toàn thực phẩm theo đúng quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, bảo quản, vận chuyển, nguồn gốc nguyên liệu và chứng từ liên quan.

3. Người lao động, khách hàng, người giao nhận hàng, người liên hệ phải thực hiện đúng hướng dẫn của ngành y trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Những người này cần được tiêm vaccine phòng COVID-19, thực hiện xét nghiệm và có kết quả âm tính SARS-CoV-2.

4. Cơ sở kinh doanh phải có biện pháp kiểm soát phòng, chống COVID-19 theo hướng dẫn ngành y tế đối với người lao động, người ra vào. Các đơn vị phải bảo đảm quy tắc 5K, đo thân nhiệt...

5. Cơ sở phải bố trí khu vực giao nhận sản phẩm, có bàn trung chuyển và tách biệt khu vực khác, bảo đảm khoảng cách giữa 2 người tối thiểu 2m, trang bị nước rửa tay, sát khuẩn, có phương tiện làm khô tay hoặc khăn làm khô dùng một lần.

Riêng các cơ sở kinh doanh ăn uống tại chỗ của cơ quan, doanh nghiệp có tổ chức khu vực ăn uống cho nhân viên phải đảm bảo thêm điều kiện 6: Cơ sở phải xây dựng kế hoạch và các phương án phòng, chống COVID-19, khu vực ăn uống đảm bảo mật độ tối thiểu 4m2 một người, khoảng cách tối thiểu 2m hoặc bố trí vách ngăn.

- Có 18/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Kon Tum, Thái Bình, Lạng Sơn.

Quỳnh Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn