Phó Thủ tướng: Cần tìm mọi giải pháp để có vaccine COVID-19 nhanh nhất

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu phải hỗ trợ các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vaccine COVID-19 - Ảnh: VGP

Bộ Y tế thay đổi chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 tại Bắc Ninh, Bắc Giang

Thêm 87 ca COVID-19 mới, TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm 500.000 người

Bộ Y tế giao thời hạn hoàn tất tiêm vaccine COVID-19 cho tỉnh Bắc Ninh

300 công nhân đầu tiên ở Bắc Giang đã được tiêm vaccine COVID-19

Phát biểu trong cuộc họp sáng nay (31/5), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh cần tìm mọi giải pháp để có vaccine ngừa COVID-19 sớm nhất. Nhất thiết không để bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào thực sự có nguồn mua vaccine ngay mà lại không mua về được.

Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã báo cáo mục tiêu nhập khẩu được 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trong năm 2021 là rất khả thi và phấn đấu cuối năm 2021 sẽ có miễn dịch cộng đồng, với các thỏa thuận đã đạt được. Về nhiệm vụ tìm kiếm, liên hệ và mua vaccine ngừa COVID-19, Bộ trưởng khẳng định rằng Bộ Y tế không phải đơn vị độc quyền mà luôn khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn vaccine đều có thể nhập khẩu.

Tất nhiên chỉ các công ty có chức năng nhập khẩu, kinh doanh vaccine mới được nhập khẩu vaccine (hiện cả nước có 27 đơn vi có chức năng này). Vaccine cũng sẽ phải được Bộ Y tế cấp phép, cấp số đăng ký và các lô hàng này phải có hồ sơ chứng thực xuất xứ, chất lượng. Hiện mới chỉ có 2 loại vaccine được cấp phép là Astra Zeneca và Sputnik V. Bộ Y tế đang xem xét hồ sơ đối với 2 loại vaccine khác.

Sau khi lắng nghe báo cáo từ Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã cho biết: "Cần tìm mọi giải pháp để có vaccine sớm nhất. Mọi vướng mắc phải được tháo gỡ ngay. Mọi điều chưa rõ phải được hướng dẫn ngay".

Phó Thủ tướng yêu cầu cần công khai chủ trương: Tất cả các vaccine đã được WHO cấp phép dù nhà sản xuất chưa làm thủ tục xin cấp phép, cấp số đăng ký tại Việt Nam cũng vẫn được tiến hành nhập khẩu. Đối với những vaccine WHO chưa cấp phép nhưng đã được các nước cấp phép sử dụng thì khi có đơn vị nào tiếp cận được, Bộ Y tế cũng tiến hành cấp phép ngay.

Đối với hồ sơ chứng nhận xuất xứ, chất lượng, Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Y tế quan tâm đến tình huống các doanh nghiệp, hiệp hội qua các mối quan hệ đối tác có thể nhập được một lượng vaccine không lớn nên khó có đủ bộ hồ sơ từ nhà sản xuất. Bộ Y tế cam kết sẽ hướng dẫn, xử lý từng trường hợp một cách thuận lợi và nhanh nhất, nếu nhận được đề nghị.

Liên quan đến việc nhiều doanh nghiệp, hiệp hội tham gia tài trợ Quỹ vaccine phòng COVID-19 và mong muốn ưu tiên tiêm trước cho các nhân viên của mình, Phó Thủ tướng khẳng định: “Những người các doanh nghiệp, hiệp hội muốn được ưu tiên là những ai? Họ chính là người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường, trong các ngân hàng, khách sạn, các địa điểm tiếp xúc với nhiều người hay phải làm việc trong môi trường kín… Đây cũng là những đối tượng rủi ro cao. Vừa qua Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo đưa người lao động trong các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp vào diện khai báo y tế bắt buộc. Tới đây, sẽ tiếp tục yêu cầu thêm các đối tượng khác. Tất cả các đối tượng đã được yêu cầu khai báo y tế đương nhiên thuộc diện ưu tiên tiêm vaccine trước".

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Nhất thiết không để bất kỳ DN nào, tổ chức nào thực sự có nguồn mua được vắc-xin ngay mà lại không mua về được". Bộ Y tế cần khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn đăng ký lưu hành trong trường hợp cấp bách đối với vaccine phòng CCOVID-19 theo thủ tục rút gọn, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp, hiệp hội có khả năng tiếp cận nguồn vaccine. Mục đích cuối cùng là để có được vaccine sớm nhất.

Đức Bình+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn