5 yêu cầu phòng chống dịch ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam của Phó Thủ tướng

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra khu phong toả chợ cá Long Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: VGP.

Phó Thủ tướng: TP.HCM cần làm chặt hơn nữa, sớm gỡ tình trạng phong tỏa

Phó Thủ tướng: Cần tìm mọi giải pháp để có vaccine COVID-19 nhanh nhất

Phó Thủ tưởng Vũ Đức Đam gửi lời tri ân đến các “chiến sỹ áo trắng”

TP.HCM quá tải do phân loại không hợp lý trong điều trị F0

TP.HCM hỗ trợ hậu sự cho người tử vong do COVID-19

Tại phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021, chiều 11/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các thành viên Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ nhận định, tình hình dịch bệnh đã và đang diễn biến rất phức tạp, nhất là ở các tỉnh phía Nam. Nếu không thực hiện giãn cách toàn vùng thì chỉ trong một thời gian rất ngắn (khoảng 1 đến 2 tuần), tất cả các địa phương sẽ bị nhiễm nặng.

Theo Chinhphu.vn, tại cuộc họp, phân tích của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho thấy, trong những đợt dịch trước, các ca tử vong thường ở tầng 5, phần nhỏ ở tầng 4; nhưng lần này, đã có 27% số ca tử vong ở tầng 3, tầng 5 có 24%, tầng 4 với 48%, đặc biệt đã có một vài ca tử vong ngay ở tầng 2.

Tháp 5 tầng điều trị COVID-19 đang được TP.HCM áp dụng. Ảnh: Sở Y tế TP HCM.

Trước tình hình đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra 5 đề nghị cần làm ngay nhằm phòng, chống dịch hiệu quả hơn ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam trong thời gian tới. 

Thứ nhất, tất cả các địa phương tiếp tục phải "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để phát hiện ngay những người từ nơi khác đến, không được để dịch bệnh âm thầm lan ra khắp cả nước, rất nguy hiểm.

Thứ haicác địa phương cần có biện pháp ứng phó với tinh thần “cao hơn, sớm hơn”, đặc biệt thực hiện giãn cách thực chất và nghiêm túc, “ai ở đâu ở đó”.

“Chúng ta đều biết nếu thực hiện nghiêm túc giãn cách theo Chỉ thị 16, chỉ sau 2 đến 3 tuần, dịch sẽ giảm hẳn. Nhưng dịch chưa giảm, có nghĩa, thực tế, đâu đó bên dưới vẫn thực hiện chưa nghiêm”, Phó Thủ tướng nói.

Thứ ba, việc kiểm soát lưu thông hàng hoá phải rất an toàn, nhất là những nơi có dịch, đi qua vùng dịch. Theo Phó Thủ tướng, quy định kết quả xét nghiệm của lái xe có hiệu lực trong 3 ngày do Bộ Y tế, Bộ GTVT thống nhất ban hành chỉ mang ý nghĩa tương đối. Thực tế, ngay tại TP.HCM, đã có những trường hợp lái xe xét nghiệm âm tính vào buổi sáng nhưng đến chiều, kết quả dương tính.

Chúng ta cố gắng đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt, nhưng lúc này, ở những nơi gần các vùng dịch phải đặt an toàn lên trên hết”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Thứ tư, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cách ly F0, F1 tại nhà, nhưng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị chỉ áp dụng giải pháp này nếu nhà có đầy đủ điều kiện cần thiết, không chỉ về chỗ ở mà còn nhiều yếu tố khác. Với những nơi còn ít người bị mắc, các địa phương chủ động lựa chọn hình thức cách ly phù hợp, nhưng phải đảm bảo nếu cách ly tại nhà không được phép lây ra ngoài, cách ly tập trung đảm bảo không lây chéo.

Thứ nămcác địa phương khi chuẩn bị hệ thống điều trị phải tách riêng F0 không triệu chứng, không được coi là bệnh nhân, chăm lo đầy đủ cả về thể chất và tinh thần để những người này tăng sức đề kháng, không bị chuyển biến thành có triệu chứng, tức là bệnh nhân.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra một điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Quận Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: VGP

Hiện nay, trung bình 100 ca F0 có khoảng 20 người chuyển thành bệnh nhân, nhưng nếu làm tốt, tỉ lệ này chỉ còn 10 người, thậm chí có những nơi đã triển khai chỉ còn 5 người; còn những nơi làm chưa tốt, chưa chú ý, có thể lên đến 30 người.

Trong các bệnh viện, cơ sở điều trị, Phó Thủ tướng yêu cầu chỉ thống kê số giường có đủ thiết bị, thuốc, oxy y tế (đặc biệt hệ thống oxy tập trung), nhân lực… Lãnh đạo địa phương phải nắm sát số giường này chứ không phải cứ thấy kê nhiều giường bệnh là yên tâm.

Đánh giá cao việc đưa nhiều gói an sinh xã hội đến người dân, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu: "Thời gian giãn cách xã hội càng lâu, càng có thêm nhiều người gặp khó khăn, phải huy động tất cả các lực lượng, từ chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức, cá nhân làm thiện nguyện tham gia để bảo đảm không có ai bị thiếu thốn".

Về lâu dài, TP.HCM cần chuẩn bị cho việc, sau khi đã tiêm đủ vaccine cho người dân, bên trong Thành phố sẽ trở lại trạng thái bình thường mới (tương tự như một số nước phát triển, đã có miễn dịch cộng đồng), nhưng khác với các khu vực còn lại của đất nước; bên ngoài là một vành đai kiểm soát chặt chẽ người ra vào nhằm hạn chế lây nhiễm ra các địa phương khác.

Phó Thủ tướng khẳng định, đến nay, Chính phủ luôn ưu tiên vaccine ở mức cao nhất cho Thành phố. Tuy nhiên, từ nay đến giữa tháng 9, lượng vaccine sẽ về rất ít (dự kiến, tháng 8/2021 có khoảng 3,1 triệu). Nếu dành toàn bộ số vaccine này cho TP.HCM cũng chưa đủ để đạt miễn dịch cộng đồng; trong khi đó, đến nay, các tỉnh tiếp giáp với Thành phố (như Đồng Nai, Bình Dương, Long An) cơ bản đã tiêm hết vaccine được phân bổ. Tinh thần là vaccine về đến đâu sẽ ưu tiên tối đa cho TP.HCM.

Hiệp Nguyễn H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn