Rửa tay ngay sau khi chạm vào những thứ này

Nên rửa tay khi nào?

Điều gì xảy ra nếu bạn không rửa tay thường xuyên?

Những sai lầm khi rửa tay khiến bạn dễ mắc bệnh lây nhiễm

Thế này mới là rửa tay đúng cách để phòng bệnh!

Hướng dẫn làm nước rửa tay an toàn từ 3 thành phần đơn giản

Các chuyên gia và tổ chức sức khỏe hàng đầu khuyến nghị bạn nên sử dụng xà phòng và nước sạch hoặc chất khử trùng tay chứa cồn để vệ sinh tay. Tất nhiên, nó không thể tiêu diệt được 100% mầm bệnh, nhưng lại việc làm rất cần thiết sau khi chạm vào 10 thứ sau đây:

Bạn nên rửa tay khi nào?

Tiền mặt

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tờ 1 USD từ một ngân hàng ở TP. New York (Mỹ) và tìm thấy hàng trăm vi sinh vật, bao gồm cả vi khuẩn miệng và âm đạo, cũng như thấy cả DNA từ vật nuôi và virus. Nghiên cứu tương tự đã chỉ ra một số tiền mặt và tiền xu thậm chí có chứa mầm bệnh như E. Coli và salmonella. Thực tế là bạn không bao giờ đoán được có bao nhiêu mầm bệnh đang ẩn trong ví của bạn ngay bây giờ. Chính vì vậy, nên rửa sạch tay sau khi thanh toán bằng tiền mặt.

Tay vịn, tay cầm hoặc tay nắm cửa

Bác sỹ da liễu Katy Burris tới từ Trung tâm Y tế Đại học Columbia (Mỹ) cho biết, rửa tay là việc làm vô cùng quan trọng để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn và virus. Một trong những thời điểm quan trọng cần nhớ để rửa tay là sau khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng - nơi nhiều người liên tục chạm vào cùng một bề mặt.

Thực đơn nhà hàng

Thực đơn nhà hàng còn bẩn hơn mặt bàn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Arizona (Mỹ) phát hiện ra rằng, thực đơn được sử dụng trong nhà hàng có chứa tới 185.000 vi khuẩn. Đây chính là thứ bẩn nhất trên bàn nhà hàng. Đó là lý do vì sao bạn nên rửa tay ngay sau khi gọi món.

Bút của người khác

Không phải lúc nào bạn cũng mang sẵn cây bút bên mình. Những chiếc bút không phải của bạn, bút ở những nơi công cộng hay văn phòng chứa rất nhiều mầm bệnh. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tờ Wall Street Journal, một chiếc bút văn phòng trung bình có lượng vi trùng nhiều gấp 10 lần so với nắp bồn cầu, có khoảng 200 vi khuẩn/2,54m2. Sẽ thật khủng khiếp nếu bạn không rửa tay sau khi sử dụng bút của người khác và có thêm thói quen gặm bút.

Động vật

Thú cưng được tiêm phòng đầy đủ vẫn tiềm ẩn nguy cơ mang nhiều mầm bệnh

Theo bác sỹ Nesochi Okeke-Igbokwe, thú cưng và các loại động vật khác có thể mang nhiều bệnh khác nhau, thậm chí cả những bệnh nguy hiểm như Lyme, bệnh mèo cào hay bệnh dại. Hãy rửa tay ngay sau khi chạm vào bất cứ động vật nào, dù là thú cưng của bạn hay của người khác. Và hãy ngừng ngay việc để chó cưng liếm lên mặt.

Màn hình cảm ứng

Màn hình cảm ứng xuất hiện ở mọi nơi, bao gồm cả smartphone, các phương thức thanh toán hóa đơn, check-in tại sân bay… Nó là nơi lý tưởng của rất nhiều mầm bệnh vì ít khi được vệ sinh sạch sẽ và có quá nhiều cùng sử dụng.

Thớt và miếng rửa bát

Nhà bếp là một môi trường đầy mầm bệnh. Ở đây không chỉ có các thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín mà còn một loạt đồ dùng nhà bếp chứa vi khuẩn sống. Một nghiên cứu đã tìm thấy có tới 326 loài vi khuẩn khác nhau sống trên miếng rửa bát đã qua sử dụng. Hãy vứt bỏ miếng rửa bát cũ và luôn rửa tay trước, sau khi nấu nướng.

Bình phun xà phòng rửa tay

Đây cũng chính là “thiên đường” cho vi khuẩn. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Arizona đã tìm thấy rất nhiều mầm bệnh có trên các bình phun xà phòng, đặc biệt ở nơi công cộng.

Các vật dụng tại bệnh viện, phòng khám

Vì là nơi đón tiếp nhiều bệnh nhân, hầu hết mọi thứ trong văn phòng bác sĩ đều chứa mầm bệnh, đặc biệt là bút dán bàn. Trên thực tế, có hơn 46.000 vi trùng trên bút dán bàn sử dụng ở bệnh viện, còn nhiều vi trùng hơn so với nắp bồn cầu. Nói chung, sau khi thăm khám ở bệnh viện, bạn nên rửa tay thật kỹ lưỡng.

Nhiều vật dụng trong sân bay

Bạn nên tránh chạm vào tay nắm cửa, màn hình cảm ứng, các khay đựng đồ máy soi an ninh… Theo một nghiên cứu trên tờ BMC Infectious Diseases, người ta đặt giày và túi bẩn lên trên các khay đựng đồ khiến chúng bị nhiễm bẩn nghiêm trọng.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động