WHO ban bố khẩn cấp toàn cầu, 213 ca tử vong

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: AP)

Dừng thực hiện thủ tục hải quan đối với người, phương tiện vận tải nhập cảnh qua các lối mòn, lối mở với Trung Quốc

nCoV: Loại bỏ nghi ngờ đối với 65, theo dõi 43, cách ly 32 trường hợp

Những yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

2 tháng giám sát ngẫu nhiên chất lượng "nước Sông Đà" của Bộ Y tế

Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu
Cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC) đối với sự lây lan của virus Corona bên ngoài Trung Quốc.
"Mối lo ngại lớn nhất của chúng tôi là khả năng virus lây lan sang các nước có hệ thống y tế yếu hơn" - người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong một cuộc họp ngắn tại Geneva. "Ngay bây giờ tất cả chúng ta phải hành động cùng nhau ngay để hạn chế sự lây lan hơn nữa... Chúng ta chỉ có thể ngăn chặn dịch bệnh khi cùng nhau hành động".
Tổng giám đốc WHO Tedros cũng cho rằng, các hạn chế về di chuyển và giao thương với Trung Quốc là không cần thiết để ngăn chặn virus Corona lây lan.
Số ca nghi ngờ nhiễm dịch virus Corona tăng nhanh
Trước đó, nhiều quốc gia đã khuyến cáo công dân không đến thăm Trung Quốc, trong khi một số nước đã cấm nhập cảnh đối du khách từ thành phố Vũ Hán - nơi virus này lần đầu tiên xuất hiện.
Theo số liệu mới nhất, có 213 ca tử vong, 9.075 ca nhiễm bệnh và 12.167 ca nghi ngờ nhiễm dịch virus Corona.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cập nhật lúc 6h30 sáng 31.1 về diễn biến dịch virus Corona cho hay, có 43 người đã tử vong vì dịch virus Corona Vũ Hán trong 24 giờ qua. Trong đó, 42 người chết ở tỉnh Hồ Bắc, một nửa trong số đó ở Vũ Hán. Trên toàn tỉnh, 1.220 ca nhiễm khác đã được xác nhận (với 378 ca ở Vũ Hán).
Với tổng số 9.075 ca nhiễm bệnh trên toàn cầu, tổng số ca bệnh do dịch virus Corona ở Vũ Hán đã vượt qua cả dịch SARS năm 2002-2003.
Italia, Ấn Độ và Philippines đã xác nhận các trường hợp nhiễm virus đầu tiên của họ.
Cách chữa trị ban đầu tốt nhất khi bị sốt do cảm cúm là xông hơi hoặc uống thuốc hạ nhiệt xong thì ủ chăn cho ra mồ hôi. Bằng cách này bệnh ở tạng phổi sẽ không trầm trọng nếu nếu được điều trị triệu chứng theo phác đồ của bệnh viện. Nguyên lý Đông y này chưa được các bác sỹ Tây y tận dụng triệt để vì họ chỉ cho toa rồi để bệnh nhân tự uống hoặc người nhà chăm sóc mà không khuyên bảo cẩn thận.
Những người nghi ngờ bị nhiễm trong thời gian ủ bệnh (tối đa 14 ngày) cũng có thể chủ động xông hơi để thải độc qua đường mồ hôi.
Những người muốn phòng bệnh này cũng có thể tăng sức đề kháng bằng cách uống các sản phẩm thuốc hoặc thực phẩm chức năng có chứa bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii (probiotic).
PV (Theo Lao Động)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn