Trẻ uống 2 lần vitamin A liều cao gần nhau có nguy hiểm?

Cha mẹ cần cho trẻ đi uống vitamin A đúng lịch

Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A có thể ngăn ngừa ung thư biểu mô tế bào vảy

Nên bổ sung vitamin A từ những thực phẩm nào?

Hậu quả khi cơ thể thiếu vitamin A và các dấu hiệu cảnh báo

Bạn có biết vitamin A có những vai trò gì với sức khỏe?

Chào bạn!

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, giúp trẻ phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ. Nếu thiếu hụt vitamin A trẻ sẽ bị chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, khô mắt dẫn tới mù lòa. Trẻ dưới 5 tuổi rất dễ bị thiếu vitamin A, do vậy cha mẹ cần cho trẻ uống bổ sung vitamin A liều cao định kỳ 2 lần một năm vào ngày 1 - 2/6 và 1-2/12 tại các trạm y tế xã, phường.

Loại vitamin A được dùng trong chiến dịch bổ sung vi chất dinh dưỡng quốc gia có 2 dạng: 1 dạng là 100.000IU (viên màu xanh) cho bé dưới 1 tuổi và loại còn lại 200.000 IU (viên màu đỏ) cho bé trên 1 tuổi. Theo khuyến cáo, với trẻ 6 - 36 tháng tuổi đã uống vitamin A trong chương trình bổ sung vi chất dinh dưỡng (6 tháng một lần) thì không cần dùng thêm bất cứ sản phẩm bố ung vitamin A nào nữa. Dùng vitamin A liều cao kéo dài có thể dẫn đến thừa, thậm chí ngộ độc vitamin A. Ngộ độc cấp ở bé nhỏ có thể xảy ra khi liều vitamin A > 300.000UI một ngày. Các triệu chứng ngộ độc cấp sẽ xuất hiện 4 - 6 giờ sau dùng thuốc, triệu chứng thường gặp là hoa mắt chóng mặt, nôn ói, tiêu chảy, co giật, mê sảng…

Bé nhà bạn đã uống 2 liều vitamin A hai lần, tôi không rõ liều dùng một lần là bao nhiêu nhưng thời gian uống 2 liều cách nhau được 7 ngày, nên so với liều ngộ độc cấp ở trên là thấp.

Ngoài ngộ độc cấp sau khi uống vitamin A liều cao thì ngộ độc vitamin A còn biểu hiện với các triệu chứng ngộ độc mạn tính. Các triệu chứng ngộ độc vitamin A mạn tính là: Tăng áp lực nội sọ (thóp căng), phù gai mắt, ù tai; Rối loạn thị giác, sưng đau dọc các xương dài. Khi ngừng dùng vitamin A thì các triệu chứng cũng mất dần nhưng xương có thể ngừng phát triển do các đầu xương dài đã cốt hóa quá sớm.

Trong trường hợp của con bạn, tôi khuyên nên theo dõi sức khỏe của trẻ và sớm đưa trẻ đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi