Vaccine COVID-19 AstraZeneca như thế nào, những ai nên tiêm?

Theo đánh giá của các chuyên gia, vaccine này có hiệu quả trung bình là 70% - Ảnh: Nhandan

Dịch COVID-19: Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1

Y tế tuần qua: Việt Nam chính thức có vaccine COVID-19

Hà Nội, Hải Phòng được cấp phép mua vaccine phòng COVID-19

Thủ tướng: Tập trung phòng, chống dịch, tiêm vaccine COVID-19 cho người dân từ tuần này

Bắt đầu tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 “made in Vietnam” giai đoạn 2

Trên thực tế, Bộ Y tế đã lên kế hoạch và xác định rõ ràng các đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine đầu tiên. Do nguồn cung còn hạn chế nên ưu tiên tiêm phòng cho cán bộ y tế là những người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh và người cao tuổi, bao gồm những người từ 65 tuổi trở lên.

Bên cạnh đó, theo khuyến cáo, tiêm vắc xin phòng COVID-19 được dành cho những người có bệnh lý nền do họ được xác định là có nguy cơ mắc COVID-19 nặng hơn, trong đó có các bệnh như béo phì, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và đái tháo đường.

Việc tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể được dành cho những người đã từng mắc COVID-19. Nhưng những cá nhân này có thể hoãn việc tiêm phòng COVID-19 khoảng 6 tháng sau khi nhiễm SARS-CoV-2 để trao cơ hội cho những người khác cần gấp hơn.

Tuy nhiên trước khi tiêm cần phải nắm rõ được các thông tin về loại vaccine nhập ngoại này. Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới (WHO), nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGE) về tiêm chủng của WHO đã đưa ra khuyến cáo tạm thời về việc sử dụng vắc xin COVID-19 của Oxford/AstraZeneca COVID-19 (AZD1222).

SAGE, WHO đã duyệt đưa hai phiên bản vaccine AstraZeneca/Oxford COVID-19 vào danh sách sử dụng khẩn cấp vào ngày 15 tháng 2 năm 2021, cho phép vaccine này được triển khai trên toàn cầu thông qua cơ chế COVAX. Vaccine này do AstraZeneca-SK Bioscience (Hàn Quốc) và Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất.

Bộ Y tế Việt Nam cũng đã phê duyệt có điều kiện đối với vaccine này để sử dụng khẩn cấp trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vào ngày 01 tháng 02 năm 2021. Vaccine AZD1222 phòng chống COVID-19 có hiệu lực 63,09% trên những người nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng.

Khoảng cách giữa các liều dài hơn trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 tuần có liên quan đến hiệu quả vaccine cao hơn. SAGE đã khuyến cáo sử dụng vaccine AZD1222 theo Lộ trình Ưu tiên của WHO, thậm chí ngay cả khi các biến thể của virus đã xuất hiện ở quốc gia đó. Các nước cần đánh giá rủi ro và lợi ích và cân nhắc tình hình dịch tễ trong nước. Hiện chưa có nhiều số liệu về tác động của vắc xin AZD1222 đối với việc lây truyền hay phóng thích virus.

Liên quan đến đối tượng tiên, ngoài nhóm y bác sĩ, bộ đội, công an hay những nhóm người có bệnh nền... việc tiêm vaccine phòng COVID-19 này có thể được dành cho phụ nữ đang cho con bú. Trong khi đó, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phối nhiễm với virus SARS-CoV-2 và họ có thể tiêm vaccine phòng bệnh nhằm tránh nguy cơ bệnh nặng sau khi được cán bộ y tế tư vấn.

Những ai không nên tiêm?
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, những người có tiền sử có phản ứng dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vaccine thì không nên tiêm. Vắc xin này không khuyến cáo dùng cho người dưới 18 tuổi nhưng còn phải chờ kết quả của các nghiên cứu tiếp theo.

Liều tiêm nên như thế nào?
Liều khuyến cáo là 2 liều, tiêm bắp (0.5ml mỗi liều) các liều, cách nhau 8 – 12 tuần. Cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ khả năng bảo vệ lâu dài sau liều đơn.

Phương Lâm H+ (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn