Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Tràn dịch khớp gối nếu không được phát hiện điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng

Trời lạnh, mưa phùn – đau khớp thêm nặng

6 điều cần biết về TPCN cho bệnh thoái hóa khớp

Điều trị viêm khớp mạn tính như thế nào?

Thoái hóa khớp gối có thể gây tàn phế

Trả lời:

PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc - Phó trưởng khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Bạch Mai:

Chào bạn!

Tràn dịch khớp gối là tình trạng lượng dịch trong khớp gối nhiều lên, có thể phát hiện dễ dàng trên lâm sàng. Tình trạng tràn dịch có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Chấn thương, bệnh lý hoặc nhiễm khuẩn…

Các dấu hiệu của tràn dịch khớp gối điển hình bao gồm:

- Sưng nề: Một bên gối có thể sẽ to hơn bên kia. Khi đánh giá cần dựa vào các mốc xương để so sánh hai bên.

- Hạn chế vận động khớp: Khớp gối sẽ bị hạn chế vận động do lượng dịch trong khớp cản trở vận động khớp.

- Đau: Tùy theo nguyên nhân gây tràn dịch khớp mà có thể sẽ có triệu chứng đau khơp, đôi khi do đau mà bệnh nhân không thể đi lại được.

Tràn dịch khớp gối do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó thường gặp nhất là do chấn thương, nhiễm khuẩn ở khớp gối và một số bệnh lý như: Thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp.... Nếu bị chấn thương, bệnh nhân cũng sẽ bị đau và tràn dịch khớp gối; Người trên 50 tuổi, hoạt động thể thao như bóng đá, bóng rổ với cường độ cao; Người bị bệnh béo phì trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ dồn xuống khớp gối gây quá tải khớp gối, gây chấn thương cho các thành phần của khớp gối.

Các phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối gồm:

Điều trị bằng thuốc: Sử dụng một số thuốc giảm đau thông thường theo sự tư vấn của bác sỹ để cải thiện triệu chứng; Thuốc kháng sinh được chỉ định  khi có nguy cơ hoặc đang bị nhiễm khuẩn; Thuốc kháng viêm corticosteroid có thể sử dụng đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Do thuốc chứa corticoid có một số tác dụng phụ, vì vậy khi sử dụng phải được bác sỹ chuyên khoa kê đơn và theo dõi điều trị.

Nội soi khớp: Phương pháp này vừa giúp chẩn đoán nguyên nhân của tràn dịch khớp vừa có thể kết hợp điều trị như sửa chữa các thương tổn sụn, dây chằng hay tổn thương thoái hóa khớp. Trong trường hợp tổn thương thoái hóa khớp gối nặng thì cần phải thay khớp.

Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị