Viêm họng mạn tính phải làm gì để không ho nhiều?

Viêm họng kéo dài khiến người bệnh ho nhiều, mệt mỏi (ảnh minh họa)

Những biện pháp tự nhiên làm giảm đau họng nhanh chóng

Muốn ngăn ngừa viêm họng tái phát, áp dụng cách này!

Viêm họng ở trẻ em có dùng được TPBVSK Tiêu Khiết Thanh?

Có cách nào hết được viêm họng do dị ứng thời tiết không?

Trả lời:
Chào bạn!
Khi bị viêm xoang, viêm họng mạn tính, viêm mũi dị ứng kèm theo các triệu chứng ho, đau rát họng, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau đây cho hiệu quả rất tốt:
Sử dụng mật ong
Mật ong và gừng: Gừng và mật ong đều có tác dụng tốt trong điều trị ho hay viêm họng. Vì thế, kết hợp gừng với mật ong sẽ cho tác dụng rất tốt.
Cách này thực hiện rất đơn giản. Bạn lấy củ gừng rửa sạch, đem đập ra và trộn với một muỗng mật ong cho thấm đều. Sau đó ngậm gừng và mật ong trong miệng một lát rồi nuốt từ từ. Thực hiện vài lần cách này sẽ làm giảm cơn đau rát cổ họng của bạn.
Mật ong và chanh: Chanh có tác dụng diệt khuẩn tốt. Bạn hãy lấy một ly nước ấm pha với nước cốt chanh và mật ong, khuấy đều rồi uống tầm 2 – 3 ngày, mỗi ngày 2 lần sẽ làm dịu cổ họng của bạn.
Mật ong, bột quế và hạt tiêu: Bạn đun sôi 1 muỗng bột quế với 1 ly nước, cho thêm 2 muỗng mật ong và chút hạt tiêu. Uống nước này khi còn ấm sẽ khắc phục được cơn đau rát họng. Tuy nhiên, hỗn hợp này hơi khó uống bạn cần kiên trì áp dụng để có được hiệu quả.
Khổ qua có thể giúp giảm đau rát họng khi viêm họng (ảnh minh họa)
Sử dụng củ tỏi
Tỏi là một loại thảo dược được sử dụng hằng ngày trong thực phẩm gia đình và mang lại rất nhiều công dụng chữa bệnh.
Để chữa đau rát cổ họng, hàng ngày bạn hãy chịu khó nhai tỏi sống trong miệng và từ từ nuốt. Cách này giúp bạn giảm đau họng rất hiệu quả. Trong trường hợp bạn không ăn được tỏi sống thì hãy đập giập 4 – 5 tép tỏi đem hấp với mật ong. Ăn 2 lần một ngày sẽ giúp giảm đau và sưng họng.
Sử dụng lá húng quế
Đông y cho rằng húng quế vị cay, nóng, thơm dịu có tác dụng giảm đau. Nhai lá húng quế vào buổi sáng và buổi tối hoặc uống trà hãm với lá húng quế trong 3 - 4 ngày thì chứng đau rát cổ họng của bạn sẽ khỏi.
Sử dụng khổ qua
Đau rát họng do bị ho: Lấy 1 – 2 quả khổ qua, chẻ làm đôi đem nấu nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giảm ho.
Đau rát họng do bị viêm họng: Nhai sống khổ qua, nuốt nước từ từ, còn xác mướp đem chà xung quanh vùng cổ. Cách này có tác dụng hiệu nghiệm nhanh chóng. 
Còn trong trường hợp kết quả chẩn đoán bạn bị đau rát cổ họng kèm theo ho khan, ho có đờm do viêm họng, viêm amidan, viêm đường hô hấp trên (cấp hoặc mạn tính) thì bạn có thể tham khảo và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh. Đây là một trong những sản phẩm được các chuyên gia hàng đầu về Tai – Mũi – Họng đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị đau rát cổ họng, ho do viêm họng, viêm amidan, ho mạn tính và được rất nhiều người tin dùng.
Với thành phần chính là rẻ quạt kết hợp 3 vị thảo dược khác là bán biên liên, bồ công anh, sói rừng, TPBVSK Tiêu Khiết Thanh giúp tiêu viêm, giảm sưng, giảm đờm nhớt, đem lại sự thông thoáng, dễ chịu cho đường hô hấp. Bạn nên sử dụng từ 2-3 tháng hoặc hơn tùy vào khả năng đáp ứng với sản phẩm và mức độ bệnh. 
Chúc bạn sức khỏe!

Dược sỹ Nguyễn Hà

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh – Dùng cho người bị viêm thanh quản, viêm họng, đau họng…
Tiêu Khiết Thanh là thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần chính là cây rẻ quạt, kết hợp với bán biên liên, bồ công anh, sói rừng có tác dụng giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng, viêm họng, đau họng; Hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, giúp làm trong sáng giọng nói.
Đối tượng sử dụng là người bị viêm thanh quản, khản tiếng, viêm amidan, người phải sử dụng giọng nói nhiều như giáo viên, ca sỹ, phát thanh viên…
Cách dùng để phòng ngừa: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên; Để hỗ trợ điều trị: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên; Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, dùng liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất.
XNQC: 00270/2017/ATTP-XNQC
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị