6 lầm tưởng về thực phẩm dành cho người bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường nên tìm hiểu kỹ về các thực phẩm mình ăn hàng ngày

Đái tháo đường: 3 vấn đề răng miệng cảnh báo đường huyết tăng cao

Cẩn thận biến chứng bệnh thận ở người mắc đái tháo đường

Gan nhiễm mỡ có làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2?

6 quy tắc kiểm soát đường huyết cho người bệnh đái tháo đường

Dưới đây là 6 lầm tưởng về thực phẩm dành cho người bệnh đái tháo đường mà nhiều người gặp phải nhất:

Thực phẩm không đường không làm tăng lượng đường huyết?

Khi đọc nhãn thực phẩm, nhiều người bệnh đái tháo đường chỉ chú ý nhìn vào lượng đường có trong sản phẩm đó. Tuy nhiên, trên thực tế, tổng lượng carbohydrate mới là chỉ số có thể ảnh hưởng tới lượng đường huyết của bạn.

Ví dụ, một sản phẩm chứa 0gr đường, 20gr carbohydrate vẫn có thể ảnh hưởng tới lượng đường huyết, khiến đường huyết tăng cao nếu bạn ăn quá nhiều.

Người bệnh đái tháo đường không thể ăn khoai tây, chỉ có thể ăn khoai lang?

Khoai lang và khoai tây có thể chứa nhiều dưỡng chất khác nhau, ví dụ như khoai lang chứa nhiều vitamin A, trong khi khoai tây lại chứa nhiều vitamin C. Tuy nhiên, cả 2 loại khoai đều chứa khoảng 24gr carbohydrate/cốc.

Khoai lang vẫn được đánh giá tốt hơn cho người bệnh đái tháo đường

Do đó, người bệnh đái tháo đường không cần phải kiêng khem hoàn toàn khoai tây (hay bất kỳ loại thực phẩm nào khác). Bạn chỉ nên ăn ở lượng vừa phải và nên ăn khoai luộc, hấp thay vì chiên, rán, ninh, hầm nhừ… để ngăn đường huyết tăng cao sau ăn.

Mật ong tốt hơn đường tinh luyện?

Trên thực tế, mật ong và đường tinh luyện đều chứa lượng đường, lượng carbohydrate tương đương nhau. Do đó, chúng đều có thể khiến đường huyết tăng cao đột biến nếu ăn quá nhiều.

Dù vậy, mật ong vẫn có một lợi thế. Do mật ong có vị ngọt hơn so với đường trắng, bạn sẽ chỉ cần ít mật ong để thêm hương vị cho món ăn.

Thực phẩm không chứa gluten cũng không chứa carbohydrate?

Thực phẩm không chứa gluten (gluten-free) thường dành cho những người không thể tiêu hóa được protein gluten trong lúa mì, lúa mạch hay lúa mạch đen (rye). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thực phẩm không chứa gluten cũng không chứa carbohydrate.

Theo đó, các thực phẩm không chứa gluten như bánh mì, bánh quy… chỉ sử dụng các loại tinh bột khác như tinh bột khoai tây hay tinh bột gạo thay cho bột mì. Do đó, chúng có thể chứa nhiều carbohydrate (thậm chí nhiều hơn) so với các sản phẩm thông thường cùng loại.

Người bệnh đái tháo đường không nên ăn các thực phẩm có màu trắng?

Đây được coi là một lời cảnh báo chung với các thực phẩm như bánh mì trắng, mì ống, gạo… Tuy nhiên, các thực phẩm như súp lơ trắng, hành tây… cũng có màu trắng và chúng được đánh giá là những thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe.

Chưa kể, người bệnh đái tháo đường cũng không cần phải kiêng hoàn toàn các thực phẩm như bánh mì, mì ống… Bạn chỉ cần ăn ở lượng vừa phải, hoặc chuyển sang các dạng lành mạnh hơn như bánh mì, mì ống từ ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt...

Trái cây chứa rất nhiều đường?

Đúng là trái cây có chứa nhiều fructose, một dạng đường tự nhiên có thể ảnh hưởng tới lượng đường huyết. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng chứa nhiều đường.

Chưa kể, các loại trái cây thường chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa khác. Do đó, thay vì kiêng hoàn toàn các loại trái cây, người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn các thực phẩm này, chỉ cần chú ý ăn ở lượng vừa phải.

Giải pháp kiểm soát đường huyết dễ dàng cho người bệnh đái tháo đường

Bên cạnh có một chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể tham khảo sử dụng kết hợp thêm các sản phẩm từ thảo dược như lá xoài, lá neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá. Việc này sẽ giúp đường huyết của bạn giảm và ổn định dễ dàng hơn, hạn chế việc ăn uống kiêng khem khổ sở, hạn chế được nguy cơ biến chứng sau này.

Vi Bùi H+ (Theo Webmd)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.

Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch

Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng