Bà bầu ăn măng tây có tốt không?

Bà bầu cần lưu ý điều gì khi ăn măng tây?

Phụ nữ mang thai có ăn được đậu bắp?

Phụ nữ mang thai có uống cà phê khử caffeine được không?

Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng cúm?

Mang thai tháng thứ 4: Nên ăn gì để thai nhi phát triển?

Bà bầu ăn măng tây tốt cho thai nhi?

Thực tế, folate là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp hình thành các tế bào hồng cầu và tạo ra DNA cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Bà bầu bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là folate (còn được gọi là vitamin B9) có liên quan đến nguy cơ thai nhi bị tật bẩm sinh. 

Folate và acid folic là các dạng khác nhau của vitamin B9. Folate là dạng vitamin B9 tự nhiên trong thực phẩm, còn acid folic là dạng tổng hợp. Liều lượng acid folic được khuyên dùng mỗi ngày:

- Trong khi mang thai, trong 3 tháng đầu thai kỳ: 400mcg /ngày.
- Từ tháng thứ 4-tháng thứ 9 của thai kỳ: 600mcg/ngày.
- Trong khi cho con bú: 500mcg/ngày.

Cùng với đó, phụ nữ mang thai thiếu folate có nguy cơ bị thiếu máu, tăng nguy cơ ung thư (tử cung, vú, ruột kết...), trầm cảm, ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch; đặc biệt là tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Đó là lý do vì sao các bác sỹ khuyến cáo phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản nên bổ sung đầy đủ folate.

Măng tây là một nguồn folate vô cùng tuyệt vời. Chỉ cần 64gr măng tây cung cấp tới 34% nhu cầu folate hàng ngày ở người trưởng thành và 22% nhu cầu hàng ngày đối với phụ nữ mang thai.

Theo nghiên cứu, bà bầu nhận đủ lượng folate từ thực phẩm như măng tây, rau lá xanh và trái cây... có thể ngăn ngừa thai nhi bị khiếm khuyết ống thần kinh, bao gồm cả tật nứt đốt sống.

Khiếm khuyết ống thần kinh có thể dẫn đến một loạt các biến chứng cho trẻ em sau này, từ khó khăn trong học tập đến mất khả năng kiểm soát đại, tiểu tiện; gây vận động khó khăn, thậm chí không thể vận động được...

Lợi ích của chất chống oxy trong măng tây với bà bầu

Chất chống oxy hóa là các hợp chất giúp bảo vệ tế bào của bạn khỏi tác hại của các gốc tự do và stress oxy hóa. Stress oxy hóa góp phần gây lão hóa, viêm mạn tính và nhiều bệnh khác, bao gồm cả ung thư.

Măng tây là loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa dồi dào, bao gồm vitamin E, C, cũng như các flavonoid và polypenol khác nhau. Măng tây đặc biệt chứa hầu hết các flavonoid quan trọng như quercetin, isorhamnetin và kaempferol. Một số nghiên cứu trên cả người, ống nghiệm và động vật phát hiện những chất chống oxy hóa này có tác dụng hạ huyết áp, chống viêm, virus và giảm nguy cơ mắc ung thư.

Măng tây rất giàu chất chống oxy hóa

Đặc biệt, loại măng tây tím có chứa sắc tố gọi là anthocyanin - chất chống oxy hóa được chứng minh là làm giảm huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các cơn đau tim.

Do đó, ăn măng tây kết hợp với các loại trái cây giàu chất oxy hóa khác thường xuyên giúp bà bầu có một sức khỏe tốt trong thai kỳ.

Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn măng tây?

Nhìn chung, măng tây không khó để kết hợp vào chế độ ăn hàng ngày. Mẹ bầu có thể chế biến tùy theo sở thích bao gồm hấp, luộc, nướng hay làm nguyên liệu trong các món salad… Tuy nhiên bạn cần lưu ý khi nấu măng tây, không nên nấu quá lâu, tránh làm hao hụt hàm lượng folate trong thực phẩm.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ