Bổ sung kẽm cho trẻ: Cần thiết nhưng nên thận trọng

Trẻ hay bị ốm vặt có thể cần bổ sung kẽm

7 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bổ sung thừa kẽm

Người ăn chay, ăn thuần chay nên bổ sung khoáng chất nào?

Vì sao nên bổ sung kẽm cho trẻ?

Vì sao người cao tuổi nên bổ sung kẽm?

Nhu cầu kẽm hàng ngày

Hầu hết trẻ em có thể có đủ kẽm qua chế độ ăn uống hàng ngày, nhưng một số trường hợp khác bổ sung kẽm từ thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng có thể hữu ích.

Lượng kẽm mà trẻ cần tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Không có lượng kẽm hàng ngày được khuyến cáo cho trẻ em dưới 7 tháng tuổi.

Với trẻ từ 7 tháng tuổi đến 4 tuổi, lượng kẽm bé cần mỗi ngày là 3 miligram.

Với trẻ từ 4 - 8 tuổi, lượng kẽm bé cần mỗi ngày là 5 miligam.

Với trẻ từ 9 - 13 tuổi, lượng kẽm bé cần mỗi ngày là 8 miligam. 

Trẻ em gái từ 14 - 18 tuổi cần 9 miligam kẽm mỗi ngày. Trẻ em trai từ 14 - 18 tuổi cần 11 miligam kẽm mỗi ngày.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bệnh hồng cầu hình liềm và những trẻ được chẩn đoán bị thiếu kẽm có thể cần bổ sung nhiều kẽm hơn. Nếu bạn không biết trẻ có bị thiếu kẽm hay không và không biết có nên bổ sung kẽm cho trẻ hay không, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ.

Kẽm có trong thực phẩm nào? 

Thịt bò, thịt lợn, thịt gà và cá là những thực phẩm giàu kẽm. 85gr thịt bò nướng chứa 7mg kẽm; 85gr thịt lợn chín cung cấp 2,9mg; 85gr thịt gà đen chứa 2,4mg; 85gr cua Alaska chứa 6,5mg kẽm; 85gr tôm hùm chứa 3,4mg kẽm. 

Một hộp sữa chua 237ml có chứa 1,7mg kẽm và 28gr hạt điều cung cấp 1,6mg kẽm. Một lát phô mai Thụy Sỹ, 1 cốc sữa hoặc một gói yến mạch ăn liền đều cung cấp khoảng 1mg kẽm. 

Để bổ sung kẽm cho trẻ, nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu kẽm

Tại sao bổ sung kẽm cho trẻ lại quan trọng?

Không chỉ giúp phát triễn não bộ, kẽm còn đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch của bé và có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật. Kẽm giúp cơ thể chữa lành vết thương. Trẻ cần nhiều kẽm để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của hệ thống sinh sản. Khoáng chất này cũng giúp hỗ trợ phát triển các giác quan như vị giác, thị giác, khứu giác. Kẽm còn có thể ngăn ngừa tổn thương tế bào, nhờ vậy giúp ngăn ngừa bệnh tim và ung thư.

Bổ sung kẽm cho trẻ cần chú ý gì?

Bổ sung kẽm cho trẻ phụ thuộc vào nhu cầu ăn uống của trẻ. Một cách đơn giản nhất để tăng cường kẽm là cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều kẽm một cách thường xuyên bao gồm thịt, sữa chua, sữa...

Hầu hết trẻ em không cần bổ sung kẽm từ các sản phẩm bổ sung. Tự ý bổ sung kẽm có thể gây ngộ độc. Bổ sung quá nhiều kẽm có thể gây tác dụng phụ như: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau đầu.

Uống quá nhiều kẽm một cách thường xuyên có thể làm giảm mức độ đồng trong cơ thể, giảm khả năng miễn dịch và giảm nồng độ cholesterol "tốt". Bởi vậy, phụ huynh nên chú ý khi bổ sung kẽm cho trẻ. 

Kẽm bổ sung có thể tương tác tiêu cực với một số loại thuốc hoặc các chất bổ sung khác. Bởi vậy, luôn nói cho bác sỹ biết về các loại thực phẩm bổ sung hoặc các loại thuốc khác mà con bạn đang dùng trước khi bổ sung kẽm. 

Vân Anh H+ (Theo livestrong/healthyeating.sfgate)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ