Bí quyết chống say tàu xe khi đi chơi dịp Tết Dương lịch

Đánh tan cơn say tàu xe để tận hưởng chuyến đi vui vẻ, thư giãn bên những người thân yêu

Lao động nữ sẽ được tạo điều kiện tối đa chăm sóc sức khỏe

Cục ATTP ra công văn đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2021

Miền Bắc rét đậm dịp Tết Dương lịch 2021

Tổ chức 6 đoàn kiểm tra liên ngành đảm bảo ATTP cho Tết Nguyên đán

Say tàu xe là cảm giác hình thành khi chuyển động cảm nhận trong tai, chuyển động cảm nhận ở mắt và cảm nhận ở cơ bắp xung đột với nhau. Khi đó, não bộ không thể xử lý tất cả các tín hiệu xung đột này, gây cho cơ thể cảm giác chóng mặt và buồn nôn. Các triệu chứng khác của say tàu xe có thể bao gồm: Da xanh xao, vã mồ hôi, nôn, nhức đầu, tăng tiết nước bọt và mệt mỏi. 

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc không kê đơn và bấm huyệt có thể giúp bạn đối phó với chứng say tàu xe. Nhưng những giải pháp đó không phải lúc nào cũng tiện lợi hoặc rẻ tiền. Thay vào đó, bạn có thể thử một số biện pháp tự nhiên đơn giản để thoát khỏi chứng say tàu xe:

Trà gừng

Gừng là nguyên liệu được sử dụng phổ biến để khắc phục chứng say tàu xe do tác dụng thư giãn các cơ đường tiêu hóa, giảm đầy hơi và dịu cơn buồn nôn hiệu quả.

Thoát khỏi nỗi ám ảnh say tàu xe với trà gừng

Cách thực hiện:

- Cho vài lát gừng tươi vào nồi đun cùng với 2 cốc nước. Đun sôi trong 10 phút, lọc bỏ bã và thêm 1 thìa cà phê mật ong. Uống trà gừng khoảng 10 phút trước khi đi du lịch để chống say tàu xe.

- Hoặc, pha 1 thìa cà phê nước gừng với nước cốt chanh, uống trước khi lên xe và uống lại khi cảm thấy khó chịu.

Lưu ý: Nếu bạn đang bị bệnh tim mạch hoặc đang mang thai, hãy nói chuyện với bác sỹ trước khi sử dụng phương pháp này.

Trà bạc hà

Bạc hà là loại thảo mộc rất tốt cho sức khỏe, đã được sử dụng lâu đời để điều trị chứng khó tiêu và giảm buồn nôn. Điều này rất hữu ích trong việc chống lại chứng say tàu xe.

Cách thực hiện:

- Cho 1 thìa lá bạc hà khô vào cốc nước sôi, ủ trong 20 phút, lọc lấy nước rồi cho thêm 1 thìa cà phê mật ong. Uống trà bạc hà trước khi đi tàu xe.

- Đơn giản hơn, ngậm kẹo bạc hà trong miệng, nó sẽ giúp giảm buồn nôn ngay lập tức.

Lưu ý: Bạc hà có thể tương tác với một số loại thuốc, vì vậy hãy hỏi bác sỹ trước khi dùng phương pháp này.

Chanh tươi

Chanh có chứa acid citric giúp làm dịu cảm giác nôn nao trong dạ dày và muốn nôn ói. Ngay cả khi ngửi hương chanh, bạn cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn vì nó kích hoạt não nhận tín hiệu từ các bộ phận ở tai trong, hiểu được những tín hiệu này và đẩy lùi cảm giác say tàu xe.

Cách thực hiện:

- Pha nước chanh vào một cốc nước ấm, có thể thêm một thìa mật ong và khuấy đều. Bạn có thể nhấm nháp từ từ trước và trong khi di chuyển.

- Đơn giản hơn là ngậm một lát chanh khi ngồi trên xe giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Táo xanh

Táo rất giàu chất xơ hòa tan pectin giúp trung hòa acid trong dạ dày, chống say tàu xe rất hiệu quả. Ngoài ra, đường tự nhiên trong táo xanh giúp làm dịu dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn.

Nước táo xanh ức chế cơn buồn nôn, giảm say tàu xe hiệu quả

Cách thực hiện:

- Ép táo lấy nước, cho thêm nước cốt chanh và một chút muối đen Ấn Độ (hay còn gọi là muối Kala Namak). Khuấy đều và uống trước khi đi xe.

Nếu bạn bắt đầu cảm thấy buồn nôn, nhấm nháp nước táo xanh sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngải cứu

Ngải cứu đã được sử dụng từ lâu để trị chứng khó tiêu, đau dạ dày và say tàu xe. Loại thảo mộc này có thể làm dịu dạ dày và chấm dứt cảm giác lo âu.

Cách thực hiện:

- Ngâm lá ngải cứu tươi với 2 cốc nước sôi trong 10 phút.

- Có thể uống trà thảo mộc này 1 lần/ngày trong vài ngày trước khi đi tàu xe.

Lưu ý: Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng loại thảo dược này.

Cam thảo

Bất cứ ai thưởng thức hương vị của cam thảo cũng có thể dễ dàng ngăn ngừa và kiểm soát chứng say tàu xe. Đặc tính chống viêm của cam thảo làm dịu màng nhầy của dạ dày, giảm mệt mỏi và cảm giác buồn nôn khi đi xe.

Cách thực hiện:

- Đun sôi nửa cốc nước và thêm 1 thìa cà phê rễ cam thảo khô vào đó.

- Tắt bếp, để ủ trong 5 phút. Lọc bỏ bã rồi uống trà thảo mộc này trong 30 phút trước khi đi xe.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Top10homeremedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp