Chế độ ăn với quy tắc "cơm không thịt" có gì hay?

Kết hợp thực phẩm là chế độ ăn kiêng lấy cảm hứng từ Ayurveda

Chế độ ăn keto và paleo có tốt cho tim mạch?

Lối sống, chế độ ăn uống và tập luyện hiệu quả nhất cho người đái tháo đường

Chế độ ăn tốt cho người bệnh đái tháo đường bị biến chứng suy thận

Tầm quan trọng của protein trong chế độ ăn nền thực vật

Chế độ ăn kết hợp thực phẩm là gì?

Chế độ ăn kết hợp thực phẩm (Food combinations diet/FCD) dựa trên lý thuyết khi kết hợp một số thực phẩm với nhau trong cùng một bữa ăn có thể cải thiện tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng. Mặt khác, kết hợp thực phẩm không đúng cách có thể dẫn đến đầy hơi và chướng bụng.

Chế độ ăn này lấy cảm hứng từ Ayurveda, hệ thống y học cổ truyền có từ lâu đời ở Ấn Độ. Theo Ayurveda, chế độ ăn uống và thực phẩm đóng một vai trò chủ chốt trong thực hành Ayurveda, và khả năng tiêu hóa của mỗi người chính là yếu tố quyết định. Mỗi loại thực phẩm được đặc trưng dựa trên hương vị, hiệu lực, hiệu quả sau tiêu hóa và các tác dụng khác. Khi các loại thực phẩm có đặc điểm khác nhau nhưng lại được ăn cùng nhau có thể hình thành độc tố trong cơ thể. Vì vậy, chúng cần được tiêu thụ riêng rẽ để có thể dễ dàng tiêu hóa.

Năm 1920, Tiến sỹ William Howard Hay đã đưa ra khái niệm cơ bản về chế độ ăn uống Hay (Hay diet). Vị tiến sỹ người Mỹ này đã xây dựng và phân loại thực phẩm theo các nhóm acid, kiềm hoặc trung tính. Ông tin rằng kết hợp đúng các thực phẩm này với nhau là giải pháp cải thiện sức khỏe hiệu quả. Ví dụ, một trong những quy tắc của Tiến sỹ Hay là không nên ăn carbobydrate, trái cây hoặc protein cùng lúc, mà nên ăn cùng với thực phẩm trung tính như chất béo.

Thời gian gần đây, chế độ ăn FCD đang “hot” trở lại trên mạng xã hội. Chế độ ăn FCD hiện đại là sự kết hợp của cả chế độ ăn uống Hay và thực hành ăn uống truyền thống của Ayurveda.

Các nhóm thực phẩm chủ yếu

FCD phân loại thực phẩm vào trong các nhóm, điển hình là: Protein, tinh bột (hoặc carbohydrate), trái cây, rau (ít và không chứa tinh bột) và chất béo.

1. Trái cây

Danh mục này bao gồm tất cả những sản phẩm mà bạn thường nghĩ là trái cây. Chế độ ăn uống Hay tiếp tục chia nó thành 4 loại phụ:

Trái cây có tính acid: Trái cây có múi (cam, bưởi, chanh…), dứa và cà chua

Trái cây sub-acid: Táo, mơ, quả mọng, nho, kiwi, đào, lê và mận

Trái cây ngọt: Chuối, dừa và trái cây sấy khô

Các loại dưa: Dưa vàng, dưa đỏ ruột xanh và dưa hấu

2. Protein

Thịt bò, thịt gà, trứng cá, các loại đậu, các loại hạt và các sản phẩm từ đậu nành

3. Rau ít và không có tinh bột

Atiso, măng tây, mầm cải Brussels, bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, cần tây, dưa chuột, cà tím, rau lá xanh, nấm, hành tây, ớt và bí ngòi

4. Tinh bột và carbohydrate

Bánh mì, mì ống, ngũ cốc hoặc ngũ cốc ăn sáng, khoai tây, khoai lang, bí ngô và các loại bí mùa Đông (bí nghệ, bí mì sợi…)

5. Chất béo

Quả bơ, olive, dừa, bơ động vật, kem và các loại dầu (từ quả bơ, hạt lanh, hạt vừng và hạt cải canola)

Các quy tắc kết hợp thực phẩm cơ bản.

Dựa trên các nhóm thực phẩm nêu trên, dưới đây là các quy tắc cơ bản của FCD (các quy tắc có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào nguồn cung cấp):

Thực phẩm có thể ăn cùng nhau:

- Tinh bột + rau không chứa tinh bột

- Protein + rau không chứa tinh bột

Thực phẩm không nên ăn cùng nhau:

- Tinh bột và protein

- Protein và các protein khác

Thực phẩm nên ăn riêng:

- Trái cây (đặc biệt là dưa): Ăn trước bữa ăn ít nhất 20 phút hoặc ăn khi bụng đói

- Các sản phẩm phẩm từ sữa, kể cả sữa bò

Những quy tắc này được cho là thúc đẩy tiêu hóa tối ưu theo hai cách:

Thứ nhất, những thực phẩm bắt cặp với nhau có thời gian tiêu hóa tương tự nhau. với thời gian tiêu hóa tương tự. Ăn thực phẩm với tốc độ tiêu hóa khác nhau (ví dụ như táo, ức gà và gạo lứt) có thể làm quá tải hệ thống tiêu hóa và làm cho quá trình tiêu hóa kém hiệu quả hơn.

Thứ hai, những loại thực phẩm khác nhau được phân hủy hiệu quả hơn ở các mức độ acid khác nhau (còn gọi là pH) trong cơ thể . Vì vậy, lý do mà tinh bột có thể ăn với các loại rau không chứa tinh bột là vì cả hai loại thực phẩm này đều có thể được tiêu hóa ở cùng độ pH. Không nên ăn tinh bột và protein cùng nhau vì chúng được tiêu hóa ở mức độ pH khác nhau.

Tìm hiểu thêm về chế độ ăn uống kết hợp thực phẩm trên Health+.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng