Có nên tập thể dục thể thao khi nắng nóng?

Có thể tập thể dục an toàn trong mùa Hè?

Trời càng nóng, mẹ bầu càng dễ bị đái tháo đường thai kỳ

Trời nóng cởi trần nằm nền đất, nên không? 

Vì sao lúc nào bạn cũng cảm thấy lạnh?

Mẹo giúp bạn ngủ ngon trong thời tiết nóng bức

Nhiệt độ cơ thể con người thường rơi vào khoảng 36,5 - 37 độ C và có dao động nhiệt không đáng kể trong suốt cả ngày. Nhiệt độ cơ thể lên tới 40 độ C cảnh báo nguy hiểm cho tính mạng.

May mắn thay, con người có thể đối phó với nhiệt độ cao theo nhiều cách:

1. Bức xạ (Radiation): Sự mất nhiệt do bức xạ là sự mất nhiệt dưới dạng các tia hồng ngoại, thuộc loại sóng điện từ. Một người không mặc áo quần, ở nhiệt độ phòng, có lượng nhiệt mất đi bằng cách bức xạ chiếm 60%.

2. Bốc hơi: Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, các tuyến mồ hôi trong da được kích hoạt, làm giảm nhiệt thông qua các quá trình đối lưu, dẫn truyền và bay hơi .

Những hình thức trao đổi nhiệt này trở nên quan trọng hơn khi bạn tập thể dục trong thời tiết nắng nóng mùa Hè. tăng lên (như tập thể dục) và khi môi trường trở nên nóng hơn và bức xạ ít hiệu quả.

Tại sao khó có thể tập thể dục trong môi trường nhiệt độ cao?

Các bắp thịt hoạt động trong quá trình tập luyện đòi hỏi nhiều năng lượng hơn, và do đó làm tăng nhu cầu cung cấp máu và oxy. Điều này có nghĩa là tim phải làm việc nhiều hơn để tái lưu thông máu đến các cơ đang hoạt động.

Cơ bắp trong khi tập luyện cũng tạo ra nhiệt, như là một sản phẩm phụ của các phản ứng hóa học trong tế bào. Điều này làm tăng nhiệt độ cơ thể ảnh hưởng đến các chức năng của hệ thống thần kinh trung ương và/hoặc các tế bào cơ (muscle cells).

Để giảm nhiệt, máu cần phải được lưu thông đến các động mạch nhỏ dưới bề mặt da, giúp quá trình truyền nhiệt có thể diễn ra thông qua bức xạ. Trong trường hợp này, đổ mồ hôi không thể giảm nhiệt một cách hiệu quả nếu không xảy ra đồng thời với quá trình tái phân phối máu.

Có nghĩa là, để có thể hạ nhiệt cho cơ thể, phải xảy ra cùng lúc 2 điều kiện: Lưu thông thêm máu xuống các mạch máu dưới da và máu cho cơ để tập thể dục có hiệu quả. Do đó, sẽ xảy ra sự cạnh tranh lưu thông máu giữa da và cơ đang hoạt động.

Điều đó cũng giải thích vì sao bạn sẽ bị mệt mỏi, khó có thể duy trì thời gian và/hoặc cường độ tập thể dục thể thao trong những ngày nắng nóng. Lúc này, cơ thể không thể hoặc khó có thể kiểm soát được nhiệt độ. Điều kiện này dễ dẫn tới nguy cơ sốc nhiệt (Heat stroke).

Những người dễ bị sốc nhiệt trong thời tiết nắng nóng là: Trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi (trên 65 tuổi), người bị bệnh nào đó (đặc biệt là bệnh tim, tăng huyết áp…) hoặc đang dùng các loại thuốc chữa bệnh đặc biệt.

Các dấu hiệu kiệt sức do nắng nóng có thể bao gồm: Chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn. Các trường hợp sốc nhiệt nặng hơn có thể có biểu hiện: Da khô, nóng, không đổ mồ hôi, lú lẫn và ngất.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn từ bỏ tập luyện thể dục thể thao trong những ngày nắng nóng. Bạn có thể luyện tập lặp đi lặp lại trong điều kiện nhiệt độ cao để có thể thích nghi tốt, đẩy mạnh khả năng giảm nhiệt của bản thân, do đó cải thiện tốt hiệu quả tập luyện và làm chậm sự mệt mỏi.

Cách tốt nhất để đối phó với nhiệt độ cao là gì?

Đối với các vận động viên chuyên nghiệp, tập thể dục trong điều kiện nhiệt độ cao có thể cải thiện hiệu suất và đôi khi nó rất cần thiết để giúp các vận động viên có thể thi đấu tốt ở các điều kiện môi trường khác nhau, chẳng hạn như chuẩn bị cho một kỳ Olympic ở một nước nhiệt đới.

Điều quan trọng là bạn luôn phải có biện pháp phòng ngừa để giảm khả năng bị sốc nhiệt bằng cách: Uống nhiều nước, cân bằng điện giải; Mặc quần áo thoáng mát, làm bằng chất liệu thấm hút mồ hôi tốt; Biết giới hạn của bản thân.

Người không tập thể dục thường xuyên hoặc những người có nguy cơ bị các vấn đề liên quan tới nhiệt, hãy tránh tập thể dục trong thời tiết nắng nóng, đặc biệt vào trưa, đầu giờ chiều mùa Hè và ở những nơi có lưu thông không khí kém.

Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn một chương trình tập thể dục cường độ nhẹ hay vừa, gia tăng mức độ dần dần để cải thiện khả năng chịu đựng của tim mạch và nhiệt độ của cơ thể. Tiếp xúc với nhiệt độ dần dần và lặp đi lặp lại, ngay cả khi không tập luyện, cũng có thể tốt cho sức khoẻ của bạn .

Biết Tuốt H+ (Theo TET)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp