Da nhợt nhạt, vàng da: Cẩn thận thiếu loại vitamin này

Thiếu vitamin B12 có thể dẫn khiến da xanh xao nhợt nhạt, vàng da

Nên bổ sung vitamin, khoáng chất gì để tăng cường miễn dịch?

Vitamin A giúp khắc phục tình trạng mất thị lực sớm do đái tháo đường?

Phụ nữ mang thai có ăn được đậu bắp?

Bà bầu thiếu vitamin D, nguy cơ con sinh ra bị tâm thần phân liệt

Vì sao thiếu vitamin B12 khiến nhợt nhạt, vàng da? 

Theo nghiên cứu, vitamin B12 đóng một vai trò thiết yếu trong việc sản xuất DNA cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu. Nếu không có nó, hướng dẫn để xây dựng các tế bào sẽ không đầy đủ và các tế bào cũng không thể phân chia.

Điều này gây ra một loại thiếu máu gọi là thiếu máu nguyên bào khổng lồ, trong đó các tế bào hồng cầu được tạo ra trong tủy xương của bạn có kích thước lớn và dễ vỡ. Những tế bào hồng cầu quá lớn sẽ khó đi ra khỏi tủy xương và di chuyển vào hệ tuần hoàn. Do đó, bạn không có nhiều tế bào hồng cầu lưu thông quanh cơ thể và da của bạn có thể trông kém sắc, nhợt nhạt.

Cùng với đó, các tế bào hồng cầu dễ bị phá vỡ gây ra tình trạng dư thừa bilirubin. Bilirubin là một chất có màu hơi đỏ hoặc nâu, được tạo ra bởi gan khi phá vỡ các tế bào máu cũ. Tuy nhiên, lượng lớn bilirunin khiến cho da và mắt của bạn có màu vàng, còn được gọi là vàng da.

Ai có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin B12?

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là loại vitamin tan trong nước. Ngoài có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu, nó còn giúp hệ thần kinh hoạt động bình thường.

Vitamin B12 được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm động vật, bao gồm thịt, cá, thịt gia cầm, trứng và sữa; hoặc một số loại bánh mì và sữa có nguồn gốc thực vật. Bạn dễ bị thiếu hụt loại vitamin này chế độ ăn uống không đáp ứng đủ lượng hoặc cơ thể hấp thụ không hiệu quả. Theo đó, những người có nguy cơ cao bị thiếu vitamin B12 bao gồm:

Người già có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin B12

- Người đã phẫu thuật cắt bỏ phần ruột hấp thụ vitamin B12.

- Những người đang dùng thuốc metformin trong điều trị đái tháo đường.

- Những người theo chế độ ăn thuần chay nghiêm ngặt.

- Những người dùng thuốc kháng acid kéo dài khắc phục chứng ợ nóng.

Thật không may, các triệu chứng của sự thiếu hụt vitamin B12 có thể mất nhiều năm mới xuất hiện và việc chẩn đoán cũng gặp khó khăn. Đôi khi nó có thể bị nhầm với sự thiếu hụt folate, thiếu máu...

Triệu chứng khác của sự thiếu hụt vitamin B12

Ngoài màu sắc da nhợt nhạt hoặc vàng da, cơ thể thiếu hụt vitamin B12 cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng phổ biến khác, bao gồm:

Suy nhược và mệt mỏi

Khi thiếu hụt vitamin B12 cơ thể bạn cũng không thể sản xuất đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đi khắp các mô trong cơ thể một cách hiệu quả. Điều này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt.

Mất thăng bằng

Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn của việc thiếu hụt vitamin B12 trong thời gian dài là tổn thương thần kinh. Vì vitamin B12 góp phần quan trọng vào quá trình trao đổi chất tạo ra chất béo myelin. Myelin bao quanh dây thần kinh như một hình thức bảo vệ. Do đó, thiếu vitamin B12, hệ thống thần kinh của bạn không thể hoạt động bình thường.

Nếu không được điều trị, tổn thương hệ thần kinh có thể gây ra những thay đổi trong cách bạn di chuyển, thậm chí ảnh hưởng đến sự cân bằng, khiến bạn dễ bị ngã.

Viêm lưỡi

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu lưỡi bị sưng đỏ kèm theo những vết loét dài thẳng có thể là dấu hiệu ban đầu của sự thiếu hụt vitamin B12. Ngoài ra, người bị thiếu hụt B12 có thể gặp các triệu chứng răng miệng khác, chẳng hạn như loét miệng, cảm giác kim châm ở lưỡi hoặc cảm giác nóng, ngứa trong miệng.

Rối loạn thị lực

Trong một số trường hợp hiếm hoi, tổn thương hệ thần kinh do thiếu vitamin B12 có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác, dẫn đến mắt nhìn mờ, rối loạn thị giác.

Nhìn chung, tình trạng thiếu hụt vitamin B12 rất phổ biến nhưng biểu hiện theo nhiều cách khác nhau nên rất khó xác định. Nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao và có bất cứ triệu chứng nào kể trên, hãy nói chuyện với bác sỹ. Hầu hết các trường hợp thiếu vitamin có thể ngăn ngừa đơn giản bằng cách đảm bảo cung cấp đủ vitamin B12 trong chế độ ăn uống.

Phạm Quỳnh H+ (Lượng dịch theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp