Bị bệnh đái tháo đường có ăn được khoai tây không?

Người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn khoai tây nhưng cần biết cách ăn đúng

Có những cách nào để điều trị đái tháo đường type 2?

Hiểu đúng về biến chứng đái tháo đường ở chân và cách phòng ngừa

Bị đái tháo đường: Làm gì để phòng ngừa biến chứng tim mạch?

Lượng đường huyết cao nên ăn các thực phẩm này ngay lập tức

Với câu hỏi bị đái tháo đường ăn khoai tây được không, câu trả lời là bạn vẫn có thể ăn khoai tây, nhưng nên ăn điều độ và có cách chế biến phù hợp.

Người bệnh đái tháo đường nên cân nhắc khi ăn khoai tây

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ vẫn khuyến khích người bệnh đái tháo đường nên ăn các loại rau củ chứa tinh bột (như khoai tây) như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, chỉ cần bạn chọn đúng loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) trung bình hoặc thấp.

Chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) là chỉ số đánh giá khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm, được xếp hạng theo thang điểm từ 0 - 100. Theo đó, các thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ khiến đường huyết tăng cao hơn so với các thực phẩm có chỉ số GI thấp.

Khoai tây là thực phẩm có chỉ số đường huyết thực phẩm cao

Cụ thể, theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, thực phẩm có chỉ số GI thấp là từ 55 trở xuống; Thực phẩm có chỉ số GI trung bình từ 56 - 69; Thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ có thang điểm từ 70 trở lên.

Khoai tây là loại củ có nhiều tinh bột, đồng nghĩa với việc chúng có chỉ số GI cao và có thể làm tăng đường huyết. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn khoai tây với lượng vừa phải.

Các chuyên gia khuyên người bệnh đái tháo đường nên kết hợp các thực phẩm có chỉ số GI cao như khoai tây với thực phẩm chỉ số GI thấp để cân bằng bữa ăn. Bên cạnh đó, chú ý tới kích thước khẩu phần ăn và phương pháp chế biến món ăn cũng giúp bạn thưởng thức khoai tây một cách lành mạnh hơn.

Phương pháp chế biến khoai tây tốt cho người đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường nên tránh ăn khoai tây chiên nhiều dầu mỡ

Khoai tây nguyên củ sẽ có chỉ số GI thấp hơn so với khoai tây nghiền và thái hạt lựu. Để khoai tây nguội đi đôi chút trước khi ăn cũng có thể mang lại lợi ích cho người bệnh đái tháo đường.

Với phương pháp chế biến khoai tây, người bệnh đái tháo đường nên tránh ăn khoai tây chiên, salad khoai tây (nhiều mayonnaise), khoai tây nghiền… vì các món ăn này thường chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch do đái tháo đường. Chất béo cũng có lượng calorie cao, do đó người bệnh đang muốn duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng nên cân nhắc.

Cách tốt nhất để chế biến khoai tây là hấp hay luộc chúng mà không cần thêm bất kỳ gia vị nào khác. Điều này cũng giúp giữ được đa số lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ cho món khoai tây, đồng thời đảm bảo chúng chứa rất ít đường, muối và chất béo.

Rửa sạch và chế biến cả vỏ khoai tây cũng có thể cung cấp thêm chất xơ cho món ăn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, 50% các hợp chất phenolic (có đặc tính chống oxy hóa) trong khoai tây tập trung ở phần vỏ.

Người bệnh đái tháo đường cũng cần lưu ý, khi ăn khoai tây vào các bữa chính, cần phải bớt lượng cơm (hoặc các thực phẩm có chứa tinh bột khác) để không bị dư thừa năng lượng. Ví dụ, mỗi bữa chính bạn thường ăn 2 bát/chén cơm, nhưng nếu muốn ăn thêm 1 củ khoai tây nhỏ thì bạn nên bỏ bớt 1/2 bát cơm.

Lời khuyên chung trong chế độ ăn và bệnh đái tháo đường

Thực phẩm bạn chọn và cách bạn ăn có ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường không nên quá lo lắng về việc có nên ăn thực phẩm này hay không, bởi lo lắng quá mức đôi khi lại khiến đường huyết khó được kiểm soát hơn.

Người bệnh đái tháo đường chỉ cần nhớ một nguyên tắc: Bạn có thể ăn tất cả các thực phẩm, nhưng nên ăn ở mức độ vừa phải, phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Với những thực phẩm dễ làm tăng đường huyết, nên đo đường huyết 2 giờ sau khi ăn và điều chỉnh liều lượng ăn trong những lần tiếp theo sao cho hợp lý.

Bên cạnh việc ăn uống, điều trị bệnh đái tháo đường muốn đạt hiệu quả tốt nhất cần có sự kết hợp giữa việc dùng thuốc uống, tái khám định kỳ và vận động thường xuyên. Sử dụng thêm những thảo dược có khả năng hạ đường huyết hiệu quả cũng sẽ giúp nâng cao khả năng giảm và ổn định đường huyết tự nhiên.

Vi Bùi H+ (Theo Medicalnewstoday)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.

Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng vì dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…

Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người đái tháo đường type 2, người tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

(*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng