Người bệnh đái tháo đường có ăn được gạo lứt?

Gạo lứt có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn gạo trắng

Các loại trà giúp kiểm soát đường huyết cho người bệnh đái tháo đường

Bảo vệ đôi bàn chân khỏi biến chứng thần kinh ngoại biên đái tháo đường

Biến chứng đái tháo đường đã giảm rõ rệt nhờ sản phẩm thảo dược

12 loại trái cây tốt cho người bệnh đái tháo đường với chỉ số GI thấp

Theo nghiên cứu, gạo lứt là một nguồn magne tuyệt vời. Chỉ cần 202gr gạo lứt cung cấp gần như tất cả nhu cầu hàng ngày của bạn về khoáng chất này. Nó giúp xương khớp khỏe mạnh, hoạt động thần kinh, co cơ, chữa lành vết thương và thậm chí điều chỉnh lượng đường trong máu. Do đó, người bệnh đái tháo đường có thể ăn gạo lứt nhưng cần chú ý lượng tiêu thụ.

Gạo lứt có nhiều lợi ích cho người bệnh đái tháo đường

Nhìn chung, kiểm soát lượng đường trong máu rất quan trọng để ngăn ngừa và kiểm soát sự tiến triển của bệnh đái tháo đường.

Nhờ hàm lượng chất xơ cao, gạo lứt được chứng minh là làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau khi ăn ở những người thừa cân, cũng như những người mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Cụ thể, trong một nghiên cứu ở 16 người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường type 2, ăn 160gr gạo lứt. Kết quả cho thấy có sự giảm đáng kể đường huyết sau khi ăn và đường huyết được thể hiện qua chỉ số HbA1C so với ăn gạo trắng.

Gạo lứt kiểm soát đường huyết nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào

Bên cạnh đó, một nghiên cứu kéo dài 8 tuần ở những người trưởng thành mắc đái tháo đường type 2 cho thấy, những người ăn gạo lứt ít nhất 10 lần/tuần có sự cải thiện đáng kể về đường huyết và chức năng nội mô – một phép đo quan trọng của sức khỏe tim.

Gạo lứt cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách hỗ trợ giảm cân. Trong 1 nghiên cứu kéo dài 6 tuần ở 40 phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, ăn 150gr gạo lứt mỗi ngày giúp giảm đáng kể trọng lượng, kích thước vòng eo và chỉ số khối cơ thể (BMI) so với ăn cơm trắng.

Gạo lứt ngăn ngừa bệnh đái tháo đường type 2?

Ngoài những lợi ích tiềm năng của gạo lứt đối với bệnh nhân đái tháo đường, nó còn được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ngay từ đầu.

Một nghiên cứu ở gần 200.000 người trưởng thành ăn ít nhất 160gr gạo lứt mỗi tuần, cho thấy giảm đáng kể nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Hơn nữa, hoán đổi chỉ 50gr gạo lứt với gạo trắng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tới 16%.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, có thể hàm lượng chất xơ cao có trong gạo lứt giúp nó có tác dụng này. Ngoài ra, gạo lứt có hàm lượng magne cao hơn, nên làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 hiệu quả hơn.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn gạo lứt như thế nào?

Gạo lứt có chỉ số đường huyết GI là 68, ở mức trung bình. Trong khi gạo trắng có chỉ số GI là 73. Do đó, chuyên gia cho rằng, gạo lứt sẽ tốt hơn với người bệnh đái tháo đường nếu tiêu thụ điều độ. Do đó, bạn nên chú ý việc bạn có thể ăn bao nhiêu gạo lứt trong một bữa ăn.

Để xác định lượng carb lý tưởng, bạn hãy đo lượng đường trong mau qua máy đo đường huyết trước bữa ăn và đo lại khoảng 1-2 giờ sau khi ăn. Để ngăn ngừa các tổn thương ở dây thần kinh và mạch máu, mức đường huyết tối đa là 139 mg/Dl (8 mmol/L).

Nhìn chung, khi bạn càng tiêu thụ ít carb thì lượng đường trong máu càng giảm đi. Tuy nhiên, lượng carb tối ưu để kiểm soát đường huyết còn tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Tốt nhất, bạn nên hạn chế lượng carb dưới 10, 15 hoặc 25gr trong mỗi bữa ăn.

Ví dụ, mới đầu bạn có thể đặt mục tiêu là 30gr carb mỗi bữa, bạn sẽ giới hạn lượng gạo lứt là 100gr (chứa 26gr carb). Phần còn lại, bạn có thể lựa chọn thực phẩm có carb thấp như ức gà hay rau củ nướng.

Ngoài chú ý đến lượng thức ăn, bạn cũng cần nhớ, ngũ cốc nguyên hạt chỉ là một phần của chế độ ăn uống cân bằng. Cần kết hợp các thực phẩm bổ dưỡng khác trong mỗi bữa ăn, bao gồm protein nạc, chất béo lành mạnh, trái cây và rau ít carb.

Chế độ ăn uống cân bằng không chỉ cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể mà còn giúp duy trì đường huyết ổn định.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già