Hơi thở có mùi “tố cáo” gì về sức khỏe của bạn?

Hơi thở có mùi ẩn chứa dấu hiệu cho biết tình trạng sức khỏe hiện tại

Uống nhiều rượu có thể gây hôi miệng?

7 nguyên nhân thường gặp gây hôi miệng

3 nguyên nhân thường gặp khiến hơi thở có mùi và cách khắc phục

Cách chăm sóc răng miệng toàn diện để giữ hơi thở thơm mát

Ngủ ngáy

Ngủ ngáy khiến miệng và cổ họng bị khô, đây có thể là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. Sau một đêm ngủ, việc ngủ ngáy sẽ khiến miệng bị khô và trở thành địa điểm lý tưởng của các loại vi khuẩn tạo nên mùi khó chịu vào buổi sáng. Ngủ ngáy cũng có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Sử dụng chỉ nha khoa và đánh răng trước khi đi ngủ là cách làm sạch răng miệng, hạn chế vi khuẩn phát triển ban đêm.

Bệnh nha chu

Bệnh nha chu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng. Nguyên nhân là do vi khuẩn tích tụ và phát triển ở đường viền nướu gây viêm thậm chí là nhiễm khuẩn khiến hơi thở của bạn có mùi kim loại. Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc không vệ sinh răng miệng sạch sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn khiến hơi thở có mùi.

Trào ngược dạ dày thực quản

Hôi miệng có thể là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Nó có thể đẩy một chút dịch hoặc thức ăn ngược trở lại lên miệng, khiến hơi thở của bạn có mùi chua, gây tổn thương vùng miệng họng và tạo địa điểm phát triển lí tưởng cho các loại vi khuẩn sinh mùi khó chịu.

Bệnh đái tháo đường

Cơ thể bệnh nhân đái tháo đường thường không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết dẫn đến việc cơ thể sẽ đốt cháy chất béo gây ra tình trạng nhiễm toan ceton. Tình trạng này có thể dẫn đến sự gia tăng chất ceton trong máu, chất này bình thường được cơ thể cố gắng loại bỏ qua nước tiểu và phổi. Sự tích tụ này khiến hơi thở có mùi giống trái cây hay mùi acetone

Bên cạnh đó, những bệnh nhân đái tháo đường không được kiểm soát đường huyết chặt chẽ đễ mắc các bệnh về nướu và bị khô miệng. Khi lượng đường trong máu không ổn định, cơ thể không đủ sức chống lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm tại nướu và làm hôi miệng.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Gặp các vấn đề về đường hô hấp cũng có thể khiến hơi thở có mùi

Viêm phế quản, nhiễm trùng xoang, cảm lạnh và ho là một số loại nhiễm trùng đường hô hấp có thể góp phần gây hôi miệng. Điều này xảy ra bởi vì những tình trạng này dẫn đến chất nhầy chứa đầy vi khuẩn trong mũi và miệng có mùi hôi. Hôi miệng tự khỏi khi tình trạng bệnh thuyên giảm.

Sỏi amidan

Nếu amidan bị rỗ và có rãnh, bạn có nhiều khả năng bị sỏi amidan khi các mẩu thức ăn mắc vào các kẽ hở và calci tích tụ xung quanh. Vi khuẩn phát triển trên sỏi amidan dẫn đến hôi miệng. Bạn có thể loại bỏ sỏi bằng bàn chải đánh răng hoặc tăm bông. Đánh răng thường xuyên, kết hợp với vệ sinh lưỡi và súc miệng bằng nước sau khi ăn sẽ giúp hạn chế hiện tượng này. Nên gặp bác sĩ nếu bạn bị mắc sỏi amidan.

Mất nước

Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, bạn sẽ không tiết đủ nước bọt, do đó khiến vi khuẩn tích tụ và phát triển. Chính điều này là nguyên nhân làm làm hơi thở khó chịu. Các tình trạng ảnh hưởng đến tuyến sản xuất nước bọt như hội chứng Sjogren và xơ cứng bì, cũng có thể gây khô miệng, hôi miệng.

Suy gan

Hôi miệng trong suy gan thường có mùi ngọt trái cây hoặc mùi ẩm mốc. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy gan của bạn không hoạt động tốt vì bệnh tình tiến triển. Ngoài ra, một số triệu chứng khác cũng có thể gặp phải bao gồm vàng da và mắt, do sự tích tụ của sắc tố bilirubin tự nhiên trong cơ thể.

Suy thận

Người bệnh suy thận có hơi thở nặng mùi tanh hôi do suy giảm chức năng loại bỏ độc tố. Hơi thở có mùi hôi thường xảy ra khi suy thận ở giai đoạn cuối (ESRD) cần được điều trị bằng máy lọc máu hoặc phải ghép thận.

Nguyễn An H+ ( Theo Medicinenet)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp