Thiếu ngủ, mất ngủ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của nữ giới?

Đa số người trưởng thành cần ngủ từ 7 - 9 tiếng/đêm để đảm bảo sức khỏe

Mất ngủ, khó ngủ nên ăn gì uống gì để ngủ ngon hơn?

Ngủ ít, thiếu ngủ làm tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ cao tuổi

Bổ sung 8 dưỡng chất này để có giấc ngủ ngon, ngủ say giấc hơn

Dầu xô thơm giúp cân bằng hormone, trị mất ngủ và nhiều lợi ích khác

Thiếu ngủ, mất ngủ ảnh hưởng thế nào tới phụ nữ?

Từ lâu, các chuyên gia đã cảnh báo phụ nữ có xu hướng dễ bị rối loạn giấc ngủ hơn nam giới. Mới đây, các nhà khoa học từ Trung tâm Y tế Irving thuộc Đại học Columbia (Mỹ) cảnh báo thêm thiếu ngủ, mất ngủ không chỉ khiến phụ nữ có xu hướng ăn quá nhiều mà còn khiến họ lựa chọn thực phẩm kém lành mạnh hơn. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho phái nữ.

Theo chuyên gia Brooke Aggarwal từ Đại học Columbia Vagelos (Mỹ), người không tham gia nghiên cứu, phụ nữ đặc biệt dễ bị rối loạn giấc ngủ trong suốt cả cuộc đời. Nguyên nhân có thể là do phụ nữ thường phải đảm nhận công việc chăm sóc con cái và gia đình, cộng thêm sự thay đổi hormone trong cơ thể (đặc biệt là trong thời kỳ mãn kinh).

Mất ngủ, thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ

Làm sao khắc phục tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ ở nữ giới?

Nhiều chuyên gia cho rằng, để đảm bảo cơ thể hoạt động tốt nhất, trung bình một người trưởng thành sẽ cần ngủ đủ từ 7 - 9 tiếng/đêm. Nếu bạn thường xuyên thấy khó ngủ về đêm, hãy thử thực hiện một số lời khuyên sau để cải thiện chất lượng giấc ngủ:

Tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời:

Nhiều nhà khoa học cho biết, tiếp xúc nhiều hơn với ánh mặt trời trong ngày có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ về đêm. Nguyên nhân là bởi ánh mặt trời giúp cơ thể thiết lập nhịp sinh học tự nhiên. Do đó, tới tối, cơ thể sẽ tự biết đã chuẩn bị tới giờ đi ngủ.

Hạn chế ánh sáng nhân tạo về đêm:

Khi gần tới giờ đi ngủ, bạn nên chủ động tránh các nguồn ánh sáng nhân tạo bằng cách tránh dùng các thiết bị điện tử, kéo rèm để che ánh đèn đường, giảm độ sáng của đèn trong phòng ngủ… Tiếp xúc quá nhiều với các nguồn ánh sáng nhân tạo trước khi đi ngủ, đặc biệt là ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử có thể khiến bạn tỉnh táo, ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ.

Không ăn tối quá no:

Ăn quá nhiều trong bữa tối có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, từ đó khiến bạn dễ bị mất ngủ. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn tối ít nhất từ 2 - 3 tiếng trước khi đi ngủ. Nếu muốn ăn nhẹ trước khi đi ngủ, bạn không nên ăn quá 500 calorie để đảm bảo cơ thể có thể tiêu hóa hết thức ăn trước khi đi ngủ.

Uống trà thảo dược trước khi đi ngủ:

Nhiều chuyên gia khuyên chị em phụ nữ nên tránh uống các loại đồ uống có chứa nhiều caffeine trong vòng 6 tiếng trước khi đi ngủ. Thay vào đó, bạn có thể uống 1 cốc trà thảo dược như trà hoa oải hương, cúc La Mã, lạc tiên (passion flower) hoặc trà nữ lang (valerian) để thấy dễ ngủ hơn, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Duy trì lịch trình thức - ngủ đúng giờ:

Chị em nên cố gắng duy trì chu kỳ thức - ngủ đều đặn. Bạn nên đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định hàng ngày, kể cả các ngày nghỉ cuối tuần để tránh tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp