Người bệnh đái tháo đường có được ăn khoai môn?

Nhưng, liệu loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai môn có tốt cho người bệnh đái tháo đường?

Đường huyết 12,5mmol/L và bị sút cân thì phải làm sao?

Mướp đắng và lợi ích đặc biệt cho người bệnh đái tháo đường

Dùng thuốc đái tháo đường lâu ngày có ảnh hưởng đến gan, thận không?

Người bệnh đái tháo đường bị tê bì chân tay có nguy hiểm không?

Giá trị dinh dưỡng của khoai môn

Khoai môn thuộc họ Ráy, có vỏ ngoài màu nâu, phần thịt màu trắng với những đốm màu tím trong suốt. Khi nấu chín, nó có vị ngọt nhẹ và kết cấu tương tự như khoai tây. Cụ thể, trong 132 gr khoai môn nấu chín có 187 calo, chủ yếu là từ carbohydrates (carbs). Nó cũng chứa các dưỡng chất quý giá như:

Khoảng 12% tinh bột trong củ khoai môn nấu chín là tinh bột kháng

Chất xơ: 6,7gr

Mangan: 30% giá trị hàng ngày (DV)

Vitamin B6: 22% DV

Vitamin E: 19% DV

Kali: 18% DV

Đồng: 13% DV

Vitamin C: 11% DV

Phốt pho: 10% DV

Magne: 10% DV

Khoai môn và tác động đến đường huyết

Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù khoai môn là loại rau củ giàu tinh bột, nhưng nó có chứa 2 loại carb có lợi trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, bao gồm: Chất xơ và tinh bột kháng.

Trong chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân đái tháo đường được khuyến cáo ăn thực phẩm giàu chất xơ. Bởi, chất xơ không được cơ thể hấp thu nên sẽ không làm ảnh hưởng đến đường huyết. Đồng thời, chất xơ này cũng làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất bột đường trong ruột, ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến sau khi ăn.

Nghiên cứu được thực hiện trên những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 phát hiện ra rằng chế độ ăn giàu chất xơ (42gr/ngày) có thể làm giảm lượng đường trong máu khoảng 10mg/dL.

Người bệnh đái tháo đường hạn chế ăn carb nhưng không nhịn ăn hoàn toàn

Cùng với đó, hàm lượng tinh bột kháng (tinh bột đề kháng) trong khoai môn cũng được cho là mang lại lợi ích cho sức khỏe người bệnh đái tháo đường. Tinh bột kháng không được tiêu hóa ở dạ dày và ruột non. Khi xuống đến đại tràng, loại tinh bột này ức chế hoạt động của lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa, khiến việc tiêu hóa bị chậm lại. Với cơ chế này, người bệnh đái tháo đường ăn loại rau củ giàu tinh bột kháng như khoai môn không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn giảm nguy cơ bị táo bón, tiêu chảy, loét đại tràng

Ngoài ra, chỉ số chuyển hóa đường huyết (GI - chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn) của khoai môn luộc là 53 ± 2, ở mức thấp đến trung bình nên cũng sẽ giúp ổn định đường huyết.

Như vậy, sự kết hợp giữa tinh bột kháng và chất xơ khiến khoai môn trở thành một trong những sự lựa chọn lý tưởng cho những người bệnh đái tháo đường. Nó cung cấp cho cơ thể năng lượng trong một thời gian dài, đồng thời kiểm soát đường huyết tốt, hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Ăn khoai môn thế nào?

Khoai môn là thực phẩm đa năng, người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng làm nguyên liệu trong cả những món mặn và món ngọt, miễn là kiểm soát liều lượng tiêu thụ.

Bởi thực tế, khoai môn vẫn là loại thực phẩm giàu carb. Tốt hơn hết, bạn nên tiêu thụ khoai môn như một món ăn phụ hoặc kết hợp với rau không có tinh bột như rau lá xanh.

Ngoài ra, khoai môn sống có chứa protease và oxalat có thể gây cảm giác châm chích hoặc bỏng rát trong miệng. Vì vậy, bạn nên ngâm khoai môn với baking soda qua đêm trước khi nấu và đeo găng tay khi chế biến để tránh kích ứng da. Khi nấu chín các hợp chất này sẽ bị vô hiệu hóa.

Nếu bạn thấy hiện tượng phát ban, nổi mề đay hoặc ngứa sau khi ăn khoai môn thì hãy ngừng ăn và tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng