Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ trong mùa Đông như thế nào?

Hướng dẫn cha mẹ cách vệ sinh tai mũi họng cho trẻ ngay tại nhà, không cần tới cơ sở y tế

Nhà có trẻ em, tủ thuốc mùa Đông cần chuẩn bị những gì?

Phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus cho trẻ nhỏ

Trời rét đậm, rét hại: Cần giữ ấm 4 vị trí này trên cơ thể để tránh bị ốm

Trời lạnh có nên giữ trẻ khư khư ở trong nhà?

Trong giai đoạn chuyển mùa, trẻ rất dễ bị các bệnh về tai mũi họng, bởi đây là thời điểm có sự thay đổi lớn về nhiệt độ, độ ẩm không khí, tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn sinh sôi mạnh. Trong khi trẻ nhỏ vốn đã là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn non yếu nên vi khuẩn, virus càng dễ xâm nhập vào hệ hô hấp và gây bệnh.

Một trong biện pháp hữu ích nhất mà cha mẹ có thể làm để phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ là vệ sinh những cơ quan này thường xuyên. BSCKI Nguyễn Thanh Sơn – Chuyên khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, chia sẻ cách làm sạch tai mũi họng trẻ trong mùa Đông tại nhà:

Cách vệ sinh tai 

Lỗ tai ở trẻ sơ sinh còn khá nhỏ, nên cha mẹ không nên ngoáy sâu vào bên trong khi thực hiện vệ sinh. Phụ huynh chỉ cần dùng một chiếc khăn bông mỏng, mềm thấm nhẹ xung quanh vành tai cho con sau đó xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn, từ từ đưa sâu vào bên trong tai và tiếp tục xoắn lại. Đến khi lau mặt, cha mẹ có thể dùng khăn mềm lau phía ngoài của tai (vành tai) cho trẻ.

Đối với trẻ trên 3 tuổi, cha mẹ có thể sử dụng tăm bông để làm vệ sinh tai cho con. Lưu ý, tăm bông phải đảm bảo vệ sinh, bao gói rõ ràng, kích thước phù hợp (dành cho trẻ), sợi bông mịn, mềm tránh làm tổn thương màng nhĩ bên trong tai của bé.

Cách vệ sinh mũi, họng

- Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng, các mẹ có thể dùng bông cuộn thành hình sâu kèn đặt vào một bên mũi của trẻ để thấm các dịch mũi, nước mũi chảy ra. Cách này vừa rất nhẹ nhàng không làm đau trẻ, vừa đảm bảo vệ sinh đường mũi. 

- Trong trường hợp dịch mũi đặc, có gỉ mũi thì nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi một lúc cho nước muối ngấm làm mềm gỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để gỉ mũi bong ra. Nhiều mẹ sử dụng thêm dụng cụ hút mũi, tuy nhiên không nên lạm dụng vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi trẻ. Hơn nữa, nếu không được vệ sinh đúng cách, các ống hút dịch mũi này lại trở thành ổ vi khuẩn gây bệnh cho trẻ.

Các mẹ nên tìm hiểu kỹ về cách vệ sinh dụng cụ hút mũi trước khi sử dụng cho trẻ

- Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau mũi, dãi cho trẻ, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ vi khuẩn/virus vẫn bám lại trên khăn.

- Về vệ sinh họng, cha mẹ có thể sử dụng dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng hoặc 1 chiếc khăn mềm sạch. Sau đó, giặt khăn với nước sạch rồi quấn 1 ngón tay vào khăn và đưa vào miệng trẻ để làm sạch khoang miệng cũng như vòm họng. Đối với trẻ trên 2 tuổi, phụ huynh có thể vệ sinh mũi, họng bằng cách súc miệng nước muối hoặc xịt nước muối biển 3-4 lần/ngày.

Một số cách phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ trong mùa lạnh

Để giúp trẻ tránh xa các bệnh về tai mũi họng mùa Đông, ngoài vệ sinh tai mũi họng cho trẻ thường xuyên, cha mẹ cũng cần lưu ý:

- Giữ ấm cơ thể (cổ, ngực, gan bàn chân) khi thời tiết thay đổi, chuyển lạnh.

- Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng nước và xà phòng, đặc biệt khi tiếp xúc gần với người bị bệnh, trước lúc ăn và sau khi đi vệ sinh. Cho trẻ sử dụng dung dịch sát khuẩn tay khi không có nước và xà phòng.

Bổ sung vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa lạnh

- Tránh để trẻ chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Vệ sinh răng miệng, họng cho trẻ sạch sẽ.

- Đảm bảo môi trường sống tránh khói bụi, ẩm mốc, khói thuốc...

- Nên cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh với nhiều loại rau củ quả để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết.

Phạm Quỳnh H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ