Cả không ngủ được và ngủ quá nhiều đều ảnh hưởng xấu tới người cao tuổi

Người già (trên 65 tuổi) cần ngủ 7 - 8 tiếng/ngày.

Ngủ ngon hơn nhờ mùi hương từ 15 loại thảo mộc này

Muốn ngủ ngon, giảm mất ngủ thì nên ăn gì, uống gì?

Giấc ngủ giúp tăng cường hệ miễn dịch như thế nào?

Thiếu ngủ có ảnh hưởng đến trí nhớ?

Hai rối loạn giấc ngủ dưới đây có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi:

Mất ngủ

Mất ngủ có lẽ là rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất ở người lớn tuổi. Theo Quỹ Giấc ngủ Mỹ, có 39% người lớn tuổi báo cáo rằng họ bị tỉnh giấc nhiều lần trong đêm, sau đó khó ngủ trở lại. Tình trạng này phổ biến đối với những người trên 65 tuổi.

Có hai loại mất ngủ: Cấp tính và mạn tính. Mất ngủ cấp tính chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, có thể do căng thẳng hoặc chấn thương, như đau chân, mỏi khớp... Mất ngủ mạn tính có thể kéo dài từ ngày này qua ngày khác, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, nguyên nhân gây mất ngủ thường do rối loạn sức khỏe tâm thần, thuốc trị bệnh hoặc các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.

Các triệu chứng của cả hai bao gồm:

- Khó ngủ hoặc không thể ngủ

- Thức dậy quá sớm

- Thức giấc nhiều lần, không thể ngủ trở lại

Cùng với quá trình lão hóa cơ thể, việc giảm các hoạt động trong ngày, thay đổi thói quen ngủ và uống nhiều loại thuốc trị bệnh có thể gây ra chứng mất ngủ.

Điều quan trọng là theo dõi thói quen vệ sinh giấc ngủ của bạn ngay từ khi còn trẻ và lưu ý mọi thay đổi có thể gây ra mất ngủ.

Người cao tuổi nên duy trì hoạt động trong ngày để ngăn ngừa mất ngủ, như tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, làm việc vặt trong nhà, chơi với trẻ nhỏ hoặc thú cưng...

Hội chứng Hypersomnia

Hypersomnia trái ngược với chứng mất ngủ, rất hiếm gặp. Trên thế giới chỉ ghi nhận 200 trường hợp mắc hội chứng này. Những người mắc chứng Hypersomnia cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ban ngày và ngủ quá nhiều vào ban đêm, giấc ngủ có thể kéo dài tới 18 tiếng/ngày và kéo dài từ ngày này sang ngày khác, thậm chí cả tuần. Đây là một phiên bản cực đoan hơn của chứng ngủ rũ/Narcolepsy - buồn ngủ quá nhiều vào ban ngày và không làm chủ được giấc ngủ, khó tỉnh táo trong thời gian dài, bất kể trường hợp nào.

Hypersomnia có thể là do di truyền hoặc ngủ không đủ giấc, những trường hợp khác thì vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.

Hypersomnia có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, công việc, sự nghiệp và các mối quan hệ của bạn. Khổ chủ thường cảm thấy khó ngủ sau một giấc ngủ dài và có thể cảm thấy mất phương hướng. Các triệu chứng khác bao gồm:

- Lo âu

- Giảm năng lượng

- Giảm khả năng tính toán

- Suy nghĩ chậm

- Ăn mất ngon

- Mất trí nhớ

Những điều này có thể gây rắc rối và tai nạn khi bạn đang lái xe, nấu nướng… Vì vậy, hãy đi khám ngay bạn bắt đầu hiển thị các triệu chứng nêu trên. Phương pháp điều trị thường gặp là liệu pháp nhận thức hành vi, sử dụng thuốc hoặc một số chất kích thích.

Biết Tuốt H+ (Theo Casper)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già