"Bỏ túi" bí quyết trị môi khô, nứt nẻ ngay tại nhà

Trị môi khô ngay tại nhà an toàn và hiệu quả

Mẹo xử lý đôi môi khô, nứt nẻ trong mùa Đông giá lạnh

Mẹo hay tạm biệt làn môi nứt nẻ, bong tróc

“Cấp cứu” đôi môi khô, nứt nẻ vào thời điểm giao mùa

7 dấu hiệu bất thường ở môi cảnh báo vấn đề sức khỏe

Học thở đúng cách để ngày mới không còn mệt mỏi

Tẩy tế bào chết cho môi bằng đường, mật ong

Tẩy tế bào chết cho môi để loại bỏ lớp da bị tổn thương và làm trẻ hóa đôi môi của bạn. Đường giúp tẩy tế bào chết hiệu quả, trong khi đó mật ong cung cấp các dưỡng chất để dưỡng ẩm cho đôi môi.

Tẩy tế bào chết cho môi ngay tại nhà với đường và mật ong

Bạn cần 1 muỗng cà phê mật ong, 2 muỗng cà phê đường.

Cách thực hiện: Cho mật ong vào một cái bát, thêm đường và khuấy đều. Hỗn hợp phải ở dạng hạt. Thoa hỗn hợp lên môi và massage theo chuyển động tròn trong 3-5 phút. Để trên môi trong 10 phút nữa sau đó rửa sạch môi. Bạn nên tẩy tế bào chết cho môi từ 1-2 lần trong một tuần để môi luôn mềm mại, căng mọng.

Dầu dừa kết hợp tinh dầu tràm trà

Dầu dừa chứa các acid béo thiết yếu như acid lauric, acid oleic và acid linoleic được chứng minh là có đặc tính kháng khuẩn, dưỡng ẩm giúp điều trị môi bong tróc.

Bạn cần chuẩn bị 1 muỗng cà phê dầu dừa, 1-2 giọt tinh dầu tràm trà.

Cách thực hiện: Cho dầu dừa vào bát, thêm tinh dầu tràm trà vào và trộn đều. Thoa hỗn hợp lên môi. Bạn có thể áp dụng cách này trước khi ngủ và để qua đêm, sáng hôm sau rửa lại thật sạch. Thực hiện hàng ngày để môi không bị bong tróc, nứt nẻ.

Nha đam (lô hội)

Nha đam an toàn và lành tính cho môi

Nha đam chứa nhiều vitamin loại bỏ tế bào chết trên môi, giảm thâm và dưỡng môi thêm mềm mại. Ngoài ra, nha đam còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn để chữa lành vùng da môi bị tổn thương do bong tróc, nứt nẻ.

Cách thực hiện: Rửa sạch môi và lau khô. Thoa gel lô hội lên môi và để trong khoảng 20 phút sau đó rửa lại với nước sạch. Áp dụng thực hiện 2-3 lần trong tuần để môi mềm mại, không bị bong tróc.

Bơ hạt mỡ

Bơ hạt mỡ có các acid béo thiết yếu, đặc tính chống viêm và chống oxy hóa để giữ cho đôi môi của bạn ẩm mềm.

Cách thực hiện: Rửa sạch môi và lau khô. Bôi bơ hạt mỡ lên môi trước khi ngủ và để qua đêm. Rửa sạch môi vào buổi sáng. Sử dụng bơ hạt mỡ để dưỡng môi mỗi ngày để đôi môi luôn ẩm mềm, không bị bong tróc.

Nước hoa hồng và mật ong

Mật ong kết hợp với nước hoa hồng dưỡng môi hiệu quả

Mật ong có đặc tính chống viêm và chất làm mềm để đôi môi, tránh tình trạng bong tróc, nứt nẻ. Trong khi đó, đặc tính chữa lành vết thương của nước hoa hồng thêm tác dụng làm dịu môi bị khô.

Bạn cần chuẩn bị 1 muỗng cà phê mật ong, 1-2 giọt nước hoa hồng.

Cách thực hiện: Cho mật ong vào bát và trộn với 1-2 giọt nước hoa hồng. Thoa hỗn hợp lên môi. Để trong 10-15 phút sau đó rửa sạch. Bạn nên thực hiện 2-3 lần trong một tuần để có kết quả tốt nhất.

Trà xanh

Trà xanh nổi tiếng với đặc tính chống oxy hóa, chất polyphenol - có đặc tính bảo vệ da, làm mềm môi và thúc đẩy quá trình chữa lành môi bị bong tróc.

Cách thực hiện: Nhúng túi trà xanh vào cốc nước nóng và để ngâm trong vài phút. Đặt túi trà lên môi, sau 3-5 phút, lấy túi trà ra. Bạn nên thực hiện cách này hàng ngày để tạo độ mềm mại dưỡng ẩm hiệu quả.

Trên đây là một số cách trị khô môi an toàn và hiệu quả ngay tại nhà. Hy vọng với những mẹo nhỏ này bạn sẽ lựa chọn cho mình cách làm phù hợp để có đôi môi luôn mềm mại.

Nguyễn An H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp