5 điều cần tránh khi ăn lẩu dịp cuối năm

Ăn lẩu không đúng cách dễ rước bệnh vào người

Những món ăn và đồ uống "làm mưa làm gió" năm 2020

Mẹo giải rượu giúp bạn mạnh mẽ trong mùa lễ hội cuối năm

Món ăn truyền thống mùa lễ hội cuối năm trên toàn thế giới

Vitamin nào giúp phổi luôn khỏe mạnh trong mùa Đông giá lạnh?

Chọn thực phẩm chế biến sẵn

Hiện nay, trên thị trường có nhiều gói gia vị lẩu, sa tế đa dạng hương vị, giúp bạn có được nồi lẩu ngon như nhà hàng mà không cần mất thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, các sản phẩm này thường chứa nhiều dầu ăn, chất béo chuyển hóa (trans fat) và muối. Đây là những thành phần ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nếu bạn ăn lẩu thường xuyên trong mùa lễ hội cuối năm.

Do đó, khi có thời gian, bạn nên tự chế biến nước lẩu tại nhà từ nước hầm xương và các nguyên liệu tươi. Với thực phẩm nhúng lẩu, bạn nên cân bằng giữa tinh bột, rau và thịt cá tươi. Các loại chả viên, xúc xích nhúng lẩu cũng chứa nhiều nitrite, chất béo và muối có hại cho hệ tim mạch.

Ăn lẩu tái

Nhiều người cho rằng các loại thịt bò, thủy hải sản phải ăn tái mới ngọt và ngon. Tuy nhiên, thực phẩm tươi sống trong các món lẩu có thể chứa các mầm bệnh như E.coli, vibrio cholerae (vi khuẩn tả) và nhiều loại giun sán nguy hiểm. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên nhúng chín cả thịt và rau trước khi thưởng thức.

Dùng đồ ăn, uống nước lẩu nóng

Nhiều người thích ăn lẩu thật nóng, tuy nhiên điều này có thể gây tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản. Theo cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), thói quen dùng đồ ăn thức uống trên 65 độ C có thể tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Khi ăn lẩu, bạn nên gắp đồ ăn đã bát/đĩa để nguội bớt mới ăn. Thói quen này cũng giúp bạn giảm tốc độ khi ăn, dành thời gian để trò chuyện với mọi người và biết dừng khi cảm thấy no.

Chọn nhầm loại rau

Khi ăn lẩu ở nhà hay ở nhà hàng, bạn có thể lựa chọn giữa muôn vàn hương vị như lẩu riêu cua, lẩu bò, lẩu Thái… Với mỗi loại lẩu, bạn cần chọn rau nhúng phù hợp với các nguyên liệu khác, tránh sử dụng các thực phẩm kỵ nhau dưới đây:

- Ăn lẩu bò với rau mồng tơi dễ gây ra đau bụng, khó tiêu, nặng thì gây táo bón.

Lá kinh giới kỵ với lẩu thịt gà

- Theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc, có tính can ôn trong khi đó rau kinh giới có tính cay nóng, tân tán. Ăn chung hai loại thực phẩm này với nhau sẽ khiến bạn chóng mặt, ù tai, thậm chí run rẩy, ngứa ngáy toàn thân. Phụ nữ mang thai không nên ăn lẩu gà với ngải cứu.

- Lẩu hải sản sử dụng tôm, ngao, ốc không nên ăn kèm thực phẩm chứa vitamin C như mướp đắng, cà chua. Cà chua và khoai lang, khoai tây kết hợp với hải sản sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Không thay nước lẩu

Thay nước lẩu mới để hạn chế các chất nitrite sản sinh ở nhiệt độ cao

Trong quá trình nấu, nước lẩu đun sôi nhiều lần sản sinh ra nhiều chất có hại cho sức khỏe như muối, purine và nitrite. Nitrite tiếp xúc với các acid amin trong thịt ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành hợp chất nitrosamines có khả năng phá hỏng cấu trúc DNA, làm tăng nguy cơ ung thư.

Do đó, bạn cần thay nước lẩu sau khoảng 30 phút đun sôi, trước khi thực phẩm biến chất. Những người bị gout, huyết áp cao và đái tháo đường cần hạn chế uống nước lẩu. Ngoài ra, bạn cũng không nên để dành các loại mì để nhúng vào nước lẩu cuối.

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp