Người bệnh rung nhĩ nên ăn uống thế nào để kiểm soát bệnh?

Một trong những cách kiểm soát rung nhĩ tốt nhất là có chế độ ăn uống lành mạnh

Một vài hiểu lầm về chế độ ăn uống của người bệnh rung nhĩ

Người bệnh rung nhĩ tập thể dục thế nào để kiểm soát bệnh?

4 cách đơn giản giúp giảm căng thẳng cho người bệnh rung nhĩ

Ngay cả uống rượu vừa phải cũng có thể gây rối loạn nhịp tim

Dưới đây là một số thay đổi trong chế độ ăn uống giúp người bệnh rung nhĩ kiểm soát bệnh tốt hơn:

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Kelly Kennedy, một chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ cho biết: “Người bệnh rung nhĩ không cần có chế độ ăn uống quá đặc biệt. Họ chỉ cần chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây, rau củ, các loại protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt và quả hạch”.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 4/2018 trên Tạp chí Heart cho thấy, những người ăn nhiều các loại quả hạch có nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ thấp hơn nhiều những người không có thói quen này.

Kelly Kennedy gợi ý, chế độ ăn DASH - chế độ ăn uống giúp phòng ngừa các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch và bệnh thận là một chế độ ăn uống lành mạnh cho người bệnh rung nhĩ. Một nghiên cứu tháng 9/2018 đã chỉ ra rằng, chế độ ăn DASH giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ cho người bệnh rung nhĩ.

Chế độ ăn DASH tốt cho tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ cho người bệnh rung nhĩ

Kiểm soát lượng muối tiêu thụ hàng ngày

Nhiều nhà khoa học đã cảnh báo rằng, bổ sung quá nhiều natri trong muối ăn có thể dẫn tới tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, rối loạn nhịp tim nhanh.

Dù muối có trong rất nhiều loại thực phẩm, nhưng có nhiều cách để bạn giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày. Người bệnh rung nhĩ nên thay thế muối bằng các loại gia vị, thảo mộc khác, hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn.

Uống nhiều nước

Mất nước, thiếu nước có thể gây thiếu các chất điện giải trong cơ thể, từ đó kích hoạt cơn rung nhĩ. Do đó, người bệnh rung nhĩ cần chú ý uống đủ nước, chú ý tới lượng kali và magne - hai chất điện giải quan trọng trong cơ thể.

Hãy chú ý uống đủ nước; Bổ sung kali trong các loại trái cây, rau củ, cá; Bổ sung magne trong ngũ cốc nguyên hạt, đậu, các loại hạt và các loại rau lá xanh đậm như rau chân vịt.

Trao đổi với bác sỹ/chuyên gia dinh dưỡng khi thay đổi thuốc điều trị

Bạn sẽ cần thực hiện một số thay đổi nhất định trong chế độ ăn uống khi thay đổi các loại thuốc điều trị. Ví dụ, khi dùng các loại thuốc làm loãng máu (như Warfarin), người bệnh rung nhĩ sẽ cần trao đổi với bác sỹ để điều chỉnh lượng thực phẩm giàu vitamin K (như cải xoăn, rau chân vịt) trong chế độ ăn hàng ngày.

Dùng thảo dược Khổ sâm để ổn định nhịp tim tự nhiên

Nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, hoạt chất matrine, oxymatrine, kurarinone, sophocarpin trong thảo dược Khổ sâm có tác dụng làm giảm và ổn định nhịp tim hiệu quả. Các thành phần này tác động cùng lúc lên nhiều yếu tố gây rối loạn nhịp tim như điều hòa nồng độ chất điện giải tại tế bào cơ tim, ức chế trực tiếp trên cơ tâm nhĩ, thư giãn mạch máu.

Người bệnh rung nhĩ nếu biết kết hợp giữa chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, vận động vừa sức, dùng đầy đủ thuốc theo hướng dẫn thì sẽ sớm kiểm soát được nhịp tim cũng như hạn chế tối đa các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, khó thở do rung nhĩ gây ra. Bạn cũng có thể cân nhắc dùng sản phẩm chứa Khổ Sâm để giữ nhịp tim ổn định một cách hiệu quả.

Vi Bùi H+

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương chứa tinh chất Khổ sâm dùng cho người rối loạn nhịp tim nhanh, hỗ trợ giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng biến chứng do rối loạn nhịp.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng