Người già bị đái tháo đường nên dùng thuốc như thế nào?

Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao

Tại sao người bệnh đái tháo đường cần quan tâm chỉ số đường huyết sau ăn?

Những triệu chứng đái tháo đường giai đoạn đầu thường bị bỏ qua

Tại sao đái tháo đường là một căn bệnh mạn tính nguy hiểm?

Những biến chứng nguy hiểm chết người của bệnh đái tháo đường

Bác sỹ Ellie Cannon - Chuyên gia Y tế của tờ Dailymail, trả lời:

Chào bạn!

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi. Biến chứng của bệnh đái tháo đường vô cùng nguy hiểm, như mù lòa, cắt cụt chân, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và chạy thận nhân tạo. 

Trong gần 2 thập kỷ qua, chúng tôi đã kê đơn cho bệnh nhân đái tháo đường để cải thiện huyết áp, cholesterol và kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này đã cứu sống hàng triệu người khỏi nguy cơ khuyết tật và tử vong. Tuy nhiên, các hướng dẫn điều trị có thể cần phải thay đổi khi mọi người già đi. Thuốc điều trị đái tháo đường hoạt động khác nhau ở những bệnh nhân trên 70 tuổi, đặc biệt họ có sức khỏe yếu và gặp các vấn đề sức khỏe khác nhau. 

Nếu bạn đã trên 70 tuổi và dùng thuốc điều trị đái tháo đường trong một thời gian dài thì bạn nên đến gặp bác sỹ để được kiểm tra sức khỏe. Bác sỹ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của bạn để điều chỉnh liều lượng thuốc. Thay vào đó, người cao tuổi có tình trạng sức khỏe rất khác nhau nên không có mức đường huyết ổn định chung cho tất cả mọi người do vậy bác sỹ điều trị là người xác định được ngưỡng này và quyết định chế độ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Tuy nhiên với người cao tuổi khỏe mạnh thì mức đường huyết lúc đói trước ăn khoảng 7 mmol/L và đường huyết sau khi ăn 2 giờ khoảng 10 – 11 mmol/L. 

Các bác sỹ cũng cần lưu ý những loại thuốc được kê đơn có thể an toàn cho người 70 tuổi nhưng nó có thể không dành cho người cao tuổi hơn. 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+ (Theo Daily mail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già