Mẹ bầu bị đau họng, nguyên do và cách xử lý?

Phụ nữ mang thai bị đau họng có đáng lo?

Bà bầu ăn su su có tốt không?

Muốn sinh nở dễ dàng hơn: Hãy thử trà lá mâm xôi đỏ?

Mang thai sau tuổi 35: Làm thế nào để mẹ tròn, con vuông?

Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm?

Bên cạnh những lý do trên đó, bà bầu còn có thể bị đau họng nếu họng bị viêm (do virus cảm lạnh, cúm), nhiễm trùng (do vi khuẩn) cùng các yếu tố nguy cơ khác, bao gồm: Trào ngược acid dạ dày, dị ứng (bụi, phấn hoa), căng cơ cổ họng và viêm xoang. Thông thường, triệu chứng khó chịu này ở bà bầu sẽ tự giảm trong vòng một tuần, không đáng lo ngại. Bà bầu có thể áp một dụng một số biện pháp tự nhiên an toàn dưới đây để giúp giảm đau họng nhanh chóng và không gây hại cho em bé.

Uống nhiều nước

Tăng lượng nước uống khi có dấu hiệu đau họng là điều cần làm trước tiên. Nước giúp làm loãng chất nhầy, ngăn không cho nó bám vào niêm mạc cổ họng và gây kích ứng. Uống đủ nước cũng hỗ trợ đào thải độc tố, làm ẩm niêm mạc cổ họng, rất tốt cho quá trình điều trị và phục hồi cơ thể. 

Uống đủ nước làm giảm nguy cơ nhiễm trùng khi mang thai

Cách thực hiện:

- Uống đều đặn 8-10 cốc nước mỗi ngày.

- Bà bầu cũng có thể uống trà đã khử caffeine thêm lát chanh.

- Bổ sung trái cây, rau và thực phẩm có hàm lượng nước cao vào chế độ ăn uống.

- Tránh các loại nước ngọt, cà phê chứa caffeine vì khiến cơ thể bị mất nước nhiều hơn.

Súc miệng nước muối

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần lưu ý không nhầm đau họng với viêm họng hạt, một dạng viêm họng nặng do vi khuẩn liên cầu nhóm A gây ra. Nếu đau họng kéo dài hơn một tuần không khỏi nên đến gặp bác sỹ để tránh biến chứng nguy hiểm.

Súc miệng bằng nước muối ấm là một trong những biện pháp khắc phục đau họng an toàn nhất dành cho phụ nữ mang thai. Nó giúp loại bỏ chất nhầy, chất kích thích, do đó làm sạch và làm dịu cổ họng. Ngoài ra, muối còn làm giảm viêm bằng cách hút bớt chất lỏng dư thừa từ các mô bị sưng. 

Cách thực hiện:

- Thêm ½ thìa cà phê muối vào cốc nước ấm, khuấy đều cho muối tan.

- Súc miệng bằng dung dịch này trong 1 phút sau đó nhổ ra.

- Thực hiện ít nhất 3 lần/ngày để giảm đau họng.

Gừng

Trường hợp bà bầu bị đau họng do trào ngược acid, gừng là biện pháp hữu hiệu. Các thành phần hoạt tính trong gừng, chẳng hạn như dầu dễ bay hơi, các hợp chất phenolic giúp trung hòa acid trong dạ dày. Nó cũng chống lại cảm giác buồn nôn dẫn đến nôn mửa thường kèm theo acid gây đau họng. Gừng cũng là loại gia vị có đặc tính chống oxy hóa, kháng virus, kháng nấm và kháng khuẩn, thậm chí giúp giảm viêm.

Cách thực hiện:

- Bạn cho 1/2 thìa cà phê gừng xay vào tách (lớn hơn chén) nước nóng, để trong 10 phút.

- Lọc bỏ bã và uống nước gừng (trà gừng) này khi nó vẫn còn ấm.

- Nên uống trà gừng sau khi ăn là tốt nhất, không uống quá 2 tách mỗi ngày.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Bà bầu nên ăn tối sớm để được đi ngủ sớm và ngủ lâu hơn

Bà bầu khi bị đau họng nên để dây thanh nghỉ ngơi bằng cách hạn chế nói chuyện. Ngoài ra, do cơ thể phải làm việc chăm chỉ hơn bình thường chống lại vi khuẩn và virus nên khả năng miễn dịch bị suy giảm. Nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cơ thể phục hồi, lấy lại năng lượng.

Phụ nữ mang thai cũng có thể ăn soup gà để giúp bổ sung dưỡng chất, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Tăng độ ẩm không khí

Thời tiết hanh khô như hiện nay, đặc biệt là vào ban đêm, độ ẩm không khí giảm khiến miên mạc cổ họng càng bị khô, gây kích ứng và khó chịu hơn. Bà bầu nên đặt máy tạo độ ẩm không khí trong nhà hoặc trong phòng ngủ. Nếu không có máy, bạn có thể có thể đổ nước ấm vào chảo lòng sâu và đặt gần nguồn nhiệt. Khi nước nóng lên, nó sẽ dần dần làm ẩm không khí, giúp bà bầu ngủ ngon hơn.

Tránh xa tác nhân gây dị ứng

Môi trường và các chất kích ứng là một trong những nguyên nhân chính gây đau họng. Do đó, bà bầu có thể cần phải tránh:

- Tiếp xúc với khói thuốc

- Khói bụi, không khí ô nhiễm. Nên đeo khẩu trang khi cần ra ngoài.

- Nước hoa, nước xịt phòng có mùi thơm có thể gây kích ứng xoang, dẫn đến đau họng và ho.

- Vệ sinh đồ dùng hàng ngày để tránh tích tụ nấm mốc và các chất gây dị ứng khác

Phạm Quỳnh H+ (Theo Top10homeremedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ