Dấu hiệu viêm loét dạ dày do khuẩn HP ở trẻ nhỏ

Cha mẹ cần theo dõi khi trẻ thường xuyên kêu đau bụng

Bệnh viêm ruột (IBD) gây ra đau bụng ở vị trí nào?

Liệu pháp tự nhiên giúp điều trị nhiễm khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày

Đau bụng dưới dữ dội cảnh báo bệnh nguy hiểm!

Đau bụng ở trẻ em: Đâu là nguyên nhân?

Viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn helicobacter pylori (HP)

Helicobacter pylori (HP) là vi khuẩn gram âm có thể sinh sống và phát triển trong môi trường acid của dạ dày. Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính dẫn tới viêm dạ dày mạn tính, viêm loét dạ dày, tá tràng (phần đầu của ruột non). Khoảng 1% những người nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn HP sẽ tấn công và gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Khi các tổn thương nghiêm trọng, acid có thể đi qua lớp niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét, nhiễm trùng và chảy máu.

Vi khuẩn HP sống chủ yếu trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày

Nhiễm khuẩn HP là tình trạng phổ biến ở các nước đang phát triển. Theo thống kê, có khoảng 60-70% dân số Việt Nam dương tính với vi khuẩn HP khi xét nghiệm. Trẻ bị viêm dạ dày dễ bị suy dinh dưỡng, dẫn đến cản trở quá trình phát triển về trí tuệ và thể chất.

HP có khả năng lây nhiễm từ người mang vi khuẩn sang người lành qua đường tiêu hóa như ăn uống chung, giữ vệ sinh kém, thói quen hôn môi hoặc nhai mớm thức ăn cho trẻ. Vì vậy, khi người thân trong gia đình như cha mẹ, anh chị lớn nhiễm khuẩn HP, khả năng trẻ nhỏ bị lây là rất cao.

Triệu chứng trẻ nhiễm khuẩn HP

Nôn ra máu là triệu chứng nặng của bệnh viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP

Hầu hết người bị nhiễm khuẩn HP không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, dấu hiệu trẻ bị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác, khiến cha mẹ không thể chăm sóc sức khỏe cho bé kịp thời.

Trẻ bị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP thường có các triệu chứng:

- Đau bụng vùng quanh rốn và đau lan tỏa, thường xảy ra khoảng 2-3 tiếng sau khi ăn hoặc vào ban đêm, khi dạ dày rỗng.

- Ợ hơi, ợ chua, nôn, hơi thở có mùi.

- Trẻ xanh xao do thiếu máu, ăn uống kém, gầy sụt cân.

- Buồn nôn hoặc nôn, đi cầu phân đen.

Cha mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ đau bụng thường xuyên, thường xuyên bị nôn và nôn ra máu.

Biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ

Các biện pháp giữ vệ sinh giúp giảm nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP ở trẻ nhỏ

- Dạy trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không được để trẻ vui chơi, nghịch ngợm ở môi trường bụi bẩn.

- Cha mẹ cần đảm bảo vệ sinh ăn uống cho cả gia đình. Nếu trong gia đình khi có người bị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP, tuyệt đối không dùng chung bát, đũa, cốc, chén hoặc phải nhúng vào nước đun sôi sau khi đã rửa sạch.

- Các bậc phụ huynh cần bỏ thói quen gắp mớm thức ăn cho trẻ, hạn chế cho trẻ đi ăn hàng quán thường xuyên.

- Tránh cho trẻ ăn thức ăn kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như: Đồ ăn cay nóng chứa ớt, hạt tiêu, cà ri, mù tạc; thực phẩm có tính acid như giấm, đồ muối chua,…

- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, nhừ hoặc nếu cần thì cắt nhỏ, nghiền nhuyễn, cần cho trẻ ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ