Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón

Táo bón ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

Táo bón ở trẻ em và cách phòng tránh

Những thực phẩm giúp giảm táo bón ở trẻ em hiệu quả

Trẻ bị táo bón và những biến chứng nguy hiểm

7 nguyên nhân không ngờ gây táo bón

Chậm phát triển

Táo bón có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, dẫn tới đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu và không có cảm giác đói nên dễ bỏ bữa, chán ăn, ăn khó tiêu lâu dần dẫn đến chứng biếng ăn, kém hấp thu, trẻ sẽ có nguy cơ cao suy sinh dưỡng, chậm lớn, chậm tăng cân. Khi trẻ bị táo bón, phân khô cứng tích tụ lâu trong đại tràng làm tổn thương niêm mạc đại tràng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng khó hấp thu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, từ đó thể chất và trí tuệ của trẻ không khỏe mạnh, phát triển không đồng đều.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là biến chứng phổ biến khi trẻ bị táo bón. Việc thường xuyên bị đau rát khi đi đại tiện dễ khiến trẻ rơi vào tình trạng sợ, nín nhịn đại tiện, làm cho phân không được đào thải ra ngoài, ngày càng trở nên cứng hơn, trẻ sẽ bị táo bón nặng hơn. Nếu cố gắng đại tiện sẽ gây nứt hậu môn, rách hậu môn, dẫn đến bệnh trĩ và sa trực tràng.

Bệnh trĩ

Đây được coi là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh táo bón cần được lưu ý. Phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng gây cản trở quá trình tuần hoàn máu của cơ thể lâu dần gây nên bệnh trĩ, bị sa trực tràng và thậm chí nghiêm trọng hơn là ung thư trực tràng rất nguy hiểm. Vì vậy nên các mẹ nên quan sát con mình để có thể phát hiện và chữa trị bệnh táo bón nhanh nhất.

Táo bón mạn tính

Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến táo bón mạn tính

Tình trạng táo bón nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ có thể khiến tình trạng táo bón kéo dài, liên tục tái đi tái lại và dẫn đến táo bón mạn tính. Táo bón mạn tính khiến trẻ sợ hãi vào mỗi lần đi tiêu do cảm giác đau đớn. Trẻ sợ và nhịn đi tiêu khiến phân càng tích tụ lâu trong đại tràng. Điều này tạo thành một vòng táo bón luẩn quẩn và khiến trẻ có nguy cơ mắc các biến chứng sức khỏe nguy hiểm.

Khi trẻ bị táo bón, việc đầu tiên bố mẹ cần làm là hãy cho trẻ uống nước hoặc các loại nước trái cây nhiều hơn để làm mềm phân. Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ với các loại rau xanh và hoa quả… Bên cạnh đó, cần hạn chế cho trẻ ăn, uống các thực phẩm dễ gây táo bón như: Sữa bò, pho mát, cà rốt chưa nấu chín… Nếu trẻ bị táo bón nặng, hãy đưa trẻ đi khám để được bác sỹ tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp.

Khi trẻ bị táo bón, các bậc phụ huynh cũng có thể cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ nhỏ có chứa thành phần ImmuneGamma, lysine, magie, kẽm... như Pubokid Gold.

Pubokid Gold là sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và hiện đại. Pubokid Gold có chứa hợp chất ImmuneGamma - phát minh vượt trội của công nghệ sinh học Hoa Kỳ giúp phục hồi và tái tạo các niêm mạc tổn thương, đặc biệt là niêm mạc đại tràng tổn thương do táo bón dài ngày ở trẻ em; Kết hợp với các thảo dược quen thuộc của y học cổ truyền như cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm… giúp giải quyết tận gốc chứng táo bón ở trẻ nhỏ.

Trần Lưu H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ