6 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường ở trẻ em

Cần phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh đái tháo đường ở trẻ em để kịp thời điều trị bệnh

Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ khiến con dễ bị đái tháo đường sau này?

5 nguyên nhân gây đái tháo đường ở trẻ em và cách phòng ngừa

Infographic: Một vài điều bạn cần biết về đái tháo đường ở trẻ em

Đái tháo đường type 2 cũng có thể xảy ra ở trẻ em

Bệnh đái tháo đường ở trẻ em bao gồm cả 2 type, đái tháo đường type 1 và type 2, trong đó ĐTĐ type 1 thường gặp hơn. 

Bệnh đái tháo đường type 1 ở trẻ em là tình trạng tuyến tụy không sản xuất insulin cần thiết để sử dụng hiệu quả đường hoặc glucose. Gần đây, đái tháo đường type 2 đang ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em hơn. Khi trẻ bị bệnh, cơ thể sẽ sản xuất insulin nhưng nó không sử dụng insulin để chuyển hóa đường.

Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cần được theo dõi đường huyết thường xuyên

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường ở trẻ em:

Khát nước liên tục

Trẻ em bị đái tháo đường sẽ cảm thấy khát nước liên tục, bởi cơ thể trẻ sẽ tự động tách phần nước trong các tế bào để bơm trực tiếp vào máu, giúp pha loãng lượng đường bị dư. Tế bào thiếu nước sẽ kích thích não, gây nên cảm giác khát nước liên tục. Ngoài ra, trẻ cũng có thể thèm đồ uống ngọt nhiều hơn bình thường.

Trẻ em bị đái tháo đường sẽ khát nước liên tục, thèm uống nước ngọt

Đi tiểu thường xuyên

Do khát nước và uống nước thường xuyên nên trẻ có thể sẽ thường xuyên đi tiểu. Vì vậy, nếu thấy trẻ đi vệ sinh nhiều lần, hãy cẩn thận theo dõi đường huyết cho trẻ.

Giảm cân

Với những trẻ mắc đái tháo đường type 1, cơ thể ngừng hoặc sản xuất không đủ insulin dẫn đến không thể sử dụng đường để tạo ra năng lượng. Từ đó có thể  khiến giảm khối lượng cơ bắp và chất béo trong cơ thể. Nếu bạn nhận thấy trẻ đang giảm cân nhanh và đột ngột, rất có thể trẻ đã bị mắc bệnh đái tháo đường. 

Thiếu năng lượng

Nếu thấy bé mệt mỏi và uể oải, có thể là do cơ thể bé không thể chuyển đổi đường thành năng lượng cho cơ bắp và các cơ quan khác, từ đó khiến trẻ không có nhiều năng lượng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi.

Trẻ mệt mỏi, uể oải, mất năng lượng cảnh báo mắc bệnh đái tháo đường

Đói bụng thường xuyên

Trẻ bị đái tháo đường có nồng độ insulin thấp, do vậy, trẻ thường bị thiếu năng lượng và cảm thấy đói bụng. Bệnh đái tháo đường ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây nhiễm toan ceton đái tháo đường (DKA), khiến trẻ bị đói dữ dội. Khi cơ thể ngừng sản xuất insulin để phân hủy glucose, các chất béo trong cơ thể sẽ bị đốt cháy để lấy năng lượng, dẫn đến sự tích tụ các sản phẩm phụ có tính acid gọi là ketone. 

Nhiễm trùng nấm men

Trẻ em gái nếu mắc bệnh đái tháo đường type 1 sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng nấm men. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng nấm men ở trẻ em thường xuất hiện dưới dạng phát ban tã (hăm tã).

Trên đây là những dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh đái tháo đường. Cha, mẹ và người chăm sóc trẻ hãy cảnh giác với những triệu chứng ở trẻ để có thể kịp thời phát hiện bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh ở trẻ em.

An Thu H+ (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ