5 lầm tưởng về thời điểm tốt nhất để ăn trái cây

Nên tránh một số lầm tưởng về thời điểm để ăn trái cây

“Điểm mặt” 7 loại trái cây tốt cho sức khỏe bà bầu

Lợi ích sức khỏe của trái cây và rau củ màu tím

Một số loại trái cây giảm đầy hơi, cải thiện tiêu hóa

5 loại trái cây ăn nhiều dễ gây tăng cân

Lầm tưởng 1: Ăn trái cây khi bụng đói

Ăn trái cây khi bụng đói là một trong những hiểu lầm phổ biến. Do một số người nghĩ rằng ăn trái cây cùng bữa ăn sẽ khiến quá trình tiêu hóa chậm lại, khiến thức ăn lưu lại ở dạ dày lâu hơn, nếu không được tiêu hóa, chúng có thể bị lên men và làm chướng bụng, đầy hơi.

Sự thật là trái cây có nhiều chất xơ có thể làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, ăn trái cây đúng cách không phải là ăn khi bụng đói. Chất xơ trong trái cây giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn tạo cảm giác no lâu hơn.

Mặt khác, trong môi trường có tính acid của dạ dày, hầu hết các vi sinh vật không có khả năng phát triển quá mức. Do đó, ngay cả khi trái cây ở trong dạ dày một thời gian dài hơn bình thường thì chúng cũng không có cơ hội bị lên men gây đầy hơi, chướng bụng.

Lầm tưởng 2: Ăn trái cây sau bữa ăn hoặc trước làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó

Ăn trái cây trước hay sau bữa ăn không liên quan đến việc hấp thụ dinh dưỡng của nó

Nhiều người cũng lầm tưởng ăn trái cây sau hoặc trước bữa ăn có thể làm giảm hoặc mất giá trị dinh dưỡng của trái cây.

Sự thật là cơ thể con người, trong đó dạ dày, ruột non có thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng từ trái cây. Ăn trái cây trước hay sau bữa ăn không liên quan đến việc hấp thụ dinh dưỡng của nó.

Lầm tưởng 3: Người bị đái tháo đường nên ăn trái cây sau bữa ăn hoặc trước 1 - 2 giờ

Nhiều người cho rằng những người mắc bệnh đái tháo đường thường gặp các vấn đề về tiêu hóa, và ăn trái cây trước hoặc bữa ăn giúp cải thiện tiêu hóa.

Sự thật là cho đến nay không có bằng chứng khoa học nói tiêu hóa có thể được cải thiện khi người bị tiểu đường ăn trái cây không gần với bữa ăn. Thậm chí, việc ăn trái cây ở thời điểm không cùng với bữa ăn còn có thể làm lượng đường trong trái cây đi vào máu nhanh hơn ở người bệnh đái tháo đường.

Để giảm ảnh hưởng của trái cây đến lượng đường trong máu, những người mắc bệnh đái tháo đường nên kết hợp trái cây với các loại thực phẩm giàu protein, chất xơ hoặc chất béo. Điều này sẽ làm chậm lượng đường đi xuống ruột non và vào máu.

Lầm tưởng 4: Ăn trái cây đúng cách và tốt nhất là nên ăn vào buổi sáng

Lầm tưởng này là do nhiều người nghĩ rằng ăn thực phẩm nhiều đường vào buổi sáng chẳng hạn như trái cây, làm tăng lượng đường trong máu và “đánh thức” hệ tiêu hóa của bạn.

Tuy nhiên, sự thật là lượng đường máu có thể tăng lên khi chúng ta ăn bất kỳ loại thực phẩm nào có chứa carbohydrate. Và hệ tiêu hóa của bạn luôn sẵn sàng hoạt động ngay khi thức ăn được đưa vào cơ thể, bất kể thời gian nào trong ngày. Vì vậy, trái cây có lợi cho sức khỏe khi ăn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Lầm tưởng 5: Không nên ăn sau 2 giờ chiều

Nhiều người lại cho rằng nên tránh ăn trái cây sau 2 giờ chiều vì chúng làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến tăng cân. Sự thật là không có nghiên cứu nào chỉ ra sau 2 giờ chiều hay bất kỳ thời điểm nào khác trong ngày thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao hơn.

Ngược lại, bạn có thể ăn bất cứ vào thời điểm nào trong ngày. Ăn nhiều rau xanh và trái cây trong ngày sẽ vừa giúp giảm cân nhưng vẫn đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu tránh trái cây vào buổi chiều và trước khi đi ngủ, bạn đang loại bỏ một lựa chọn thực phẩm lành mạnh hỗ trợ cân hiệu quả.

Nguyễn An H+ (Theo Heathline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng