Chứng mất ngủ ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân do đâu?

Mất ngủ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ nhỏ

Ngủ trưa có quan trọng đối với trẻ nhỏ?

Chuyên gia tâm lý chia sẻ cách giúp trẻ thoát khỏi sự "cám dỗ" của Ipad, smartphone

Trẻ ngủ ít hơn 8 tiếng/ngày có nguy cơ cao bị béo phì

Chuyên gia Mỹ chỉ cách luyện trẻ ngủ xuyên đêm với 5 bước

Nguyên nhân khiến trẻ mất ngủ

Nhiều nguyên nhân khiến trẻ gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ

Mất ngủ ở trẻ em không phải là tình trạng hiếm gặp, theo một số nghiên cứu có khoảng 25% trẻ nhỏ mắc chứng mất ngủ hoặc khó đi vào giấc ngủ. Hiện tượng này có nhiều tác động không tốt đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ, mất ngủ,chủ yếu gồm:

Thói quen sinh hoạt không tốt

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen thức khuya để làm việc hoặc vui chơi. Điều này khiến trẻ cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố kích thích và rất hưng phấn vì đứa trẻ thường phải chờ khi nào cha mẹ ngủ cũng thì mới đi ngủ. Do đó, thói quen sinh hoạt trong gia đình không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Căng thẳng

Trước khi đi ngủ, nếu trạng thái tâm lý và tinh thần của trẻ không tốt, trẻ cũng rất dễ bị khó ngủ. Giống với người lớn, trẻ có thể bị căng thẳng do áp lực học tập, sợ hãi về điều gì đó không có thật hoặc áp lực từ bạn bè. Trước khi đi ngủ trẻ bị ảnh hưởng quá nhiều của những nhân tố kích thích như: xem phim hành động hoặc nghe chuyện ma… làm cho não bị kích thích qua mạnh, gây ra ảnh hưởng không tốt cho giấc ngủ. Ngoài ra, những cuộc xung đột gia đình cũng ảnh hưởng đến trẻ và khiến trẻ dễ thức giấc vào ban đêm.

Môi trường xung quanh

Các yếu tố môi trường như quá nhiều tiếng ồn, giường ngủ không thoải mái, quá nóng hoặc quá lạnh, hệ thống ánh sáng của phòng ngủ cũng có thể làm trẻ mất ngủ

Trạng thái sinh lý của trẻ không tốt

Mất ngủ cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Khi ngủ trẻ quá no hoặc quá đói cũng rất dễ bị mất ngủ. Hoặc ngủ quá nhiều vào buổi trưa khiến trẻ mất ngủ vào ban đêm. Ngoài ra nếu như cơ thể trẻ xuất hiện bệnh như thiếu calci, phát triển của các cơ quan không tốt… cũng rất dễ làm cho trẻ bị xuất hiện hiện tượng mất ngủ.

Cha mẹ cần làm gì?

Trẻ ngủ không tốt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí lực. Với một số mẹo nhỏ dưới đây, bạn có thể giúp con cải thiện giấc ngủ

Thiết lập thói quen tốt: Cha mẹ cần thay đổi việc thường xuyên thức khuya để giúp con hình thành thói quen ngủ đúng giờ. Cơ thể của con bạn sẽ điều chỉnh theo thói quen và trẻ sẽ cảm thấy buồn ngủ đúng giờ. Bên cạnh đó, trẻ cũng phải thức dậy đúng giờ để đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày. Không nên cho trẻ uống thực phẩm có chứa caffeine ít nhất từ 4 – 6 giờ trước khi ngủ. Có thể cho trẻ đọc sách hoặc trò chuyện giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Loại bỏ căng thẳng: Thông thường, trẻ dễ căng thẳng do nơi ở mới, áp lực học tập hoặc áp lực từ bạn bè. Chúng có thể không cho cha mẹ biết. Nhưng nếu thấy những biểu hiện bồn chồn, khó ngủ của trẻ, bạn nên trò chuyện giúp con giải tỏa căng thẳng. Nếu tình trạng nghiêm trọng, bạn nên cho trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Tạo môi trường tốt: Dọn dẹp phòng ngủ, giường nằm cho trẻ thật sạch sẽ và thông thoáng giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Loại bỏ những yếu tố gây tiếng ồn và ánh sáng của đèn ngủ phù hợp để con không khó ngủ, mất ngủ.

Nguyễn An H+ (Theo Boldsky )
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ