Phòng bệnh sốt xuất huyết trong chuỗi ngày mưa nhiều

Diệt muỗi là biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sốt xuất huyết trong mùa mưa

Cách nhận biết bệnh sốt xuất huyết và hướng điều trị đúng đắn

Một vài lưu ý khi chăm trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Vệ sinh nhà cửa thế nào để ngăn ngừa muỗi?

Làm sao phòng ngừa sốt xuất huyết tại nhà?

Sốt xuất huyết gia tăng trong mùa mưa

Sốt xuất huyết là bệnh không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. Virus gây bệnh sốt xuất huyết được gọi là virus dengue, chỉ lây bệnh bằng con đường muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus, sau đó truyền bệnh cho người khỏe mạnh qua vết đốt.

Loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là Aedes aegypti (muỗi vằn). Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 6-11 hàng năm là thời điểm thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút máu người, gây lây nhiễm virus Dengue.

Từ đầu mùa mưa đến nay, số ca sốt xuất huyết tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có chiều hướng tăng cao. Theo dự báo của các chuyên gia y tế, năm 2021 là năm chu kỳ dịch sốt xuất huyết bùng phát. Đặc biệt, miền Bắc và miền Trung đang đón đợt mưa kéo dài do áp thấp nhiệt đới. Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, người dân trên cả nước cần nhanh chóng phòng ngừa sốt xuất huyết.

Biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết trong mùa mưa

Diệt lăng quăng/bọ gậy

Người dân cần đậy kín dụng cụ đựng nước, nếu không sử dụng cần úp xuống để muỗi không có nơi đẻ trứng - Ảnh: VOV

Trong gia đình, muỗi vằn thường cư trú ở những nơi nước đọng lâu ngày như: Bể nước, bình cắm lọ hoa, hòn non bộ, nước để trên ban thờ, nước mưa đọng tại những mảnh vỡ trên xóm ngõ hoặc sân thượng...

Do vậy, để ngăn ngừa muỗi phát triển trong những ngày trời mưa nhiều, bạn cần đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước, đồng thời loại bỏ hoặc lật úp các vật chứa nước không dùng đến.

Ngoài ra, gia đình nên thay rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ thường xuyên như lọ hoa, bình nước trong nhà. Với hòn non bộ hoặc cây thủy sinh, bạn nên thả cá vào để diệt lăng quăng/bọ gậy.

Phun thuốc diệt muỗi

Trong mùa mưa, các gia đình, công sở cần phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi. Ngoài ra, bạn có thể mua thuốc diệt muỗi chất lượng tốt để tự phun tại nhà và các khu vực xung quanh. Thời điểm sử dụng thuốc diệt muỗi thích hợp nhất là khi trời nắng, tạnh ráo, không phun khi trời mưa, nhiệt độ thấp.

Để đảm bảo an toàn khi phun thuốc diệt muỗi, bạn cần đưa người già, trẻ nhỏ tránh khỏi khu vực phun thuốc trong vòng 1-2 giờ sau khi phun xong.

Trồng cây “đuổi muỗi” trong nhà

Một số giống cây có khả năng đuổi muỗi tự nhiên nhờ tỏa ra mùi/hóa chất là “khắc tinh” với loài muỗi. Vì lý do đó, bạn có thể trồng sả, bạc hà, bạch đàn trong các chậu cây nhỏ và đặt trong nhà.

Luôn mắc màn (mùng) khi ngủ

Thông thường, việc sử dụng điều hòa trong mùa Hè sẽ giảm muỗi đáng kể trong nhà. Tuy nhiên, đừng vì thế mà chủ quan, bởi muỗi vằn có thể hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm. Để ngăn ngừa muỗi đốt, bạn vẫn nên ngủ trong màn (mùng) kín, đặc biệt khi gia đình có trẻ nhỏ.

Sử dụng xịt chống muỗi an toàn

Kem, xịt chống muỗi là vật dụng cần thiết trong mùa mưa với những đối tượng dễ bị muỗi đốt như trẻ nhỏ hoặc bà bầu. Bạn cần chọn sản phẩm chống muỗi an toàn, chứa các thành phần tự nhiên như tinh dầu bạch đàn chanh.

Khi dùng tinh dầu chống muỗi, người tiêu dùng nên cẩn trọng với các sản phẩm tinh dầu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, luôn đọc kỹ hướng dẫn và khuyến cáo của nhà sản xuất trước khi sử dụng. Bạn cũng có thể xịt dung dịch chống muỗi lên chăn, chiếu, màn… hoặc dụng cụ trong nhà để tăng tác dụng đuổi muỗi.

Quỳnh Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp