Cà phê hòa tan và cà phê rang xay: Loại nào tốt hơn?

Nếu uống điều độ, cà phê hòa tan cũng được coi là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh

Những công dụng tuyệt vời của bã cà phê, bạn đã biết chưa?

Uống cà phê xanh có đem lại hiệu quả giảm cân?

Cách tẩy tế bào chết cho da bằng cà phê tại nhà

Uống cà phê giúp giảm nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan?

Theo chuyên gia dinh dưỡng Malina Malkani (người Mỹ): “Cà phê hòa tan có thể giúp bạn bắt đầu ngày mới bận rộn một cách thuận tiện, nhanh chóng. Trên thực tế, cà phê hòa tan cũng chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe, có thể thêm vào chế độ ăn uống lành mạnh ở lượng vừa phải”.

Cà phê hòa tan được sản xuất thế nào?

Về bản chất, cà phê hòa tan là các tinh thể được hình thành sau khi cô đặc, tách nước từ cà phê đã pha. Theo đó, quy trình sản xuất cà phê hòa tan sẽ phải qua một số bước như rang và xay cà phê; Trích ly (quá trình hòa tan các chất có trong cà phê bằng nước nóng); Cô đặc; Sấy khô thành dạng bột và cuối cùng là hồi hương (bổ sung lại các thành phần hóa học tạo ra hương thơm của cà phê).

Cà phê hòa tan (các tinh thể đã bị khử nước) có thể được hoàn nguyên bằng cách thêm nước sôi và khuấy đều, do đó chúng được coi là loại thức uống tiện lợi, phù hợp trong nhiều hoàn cảnh.

Cà phê hòa tan là thức uống tiện lợi, phù hợp trong nhiều hoàn cảnh

So sánh cà phê hòa tan và cà phê rang xay

Hàm lượng caffeine

Theo chuyên gia dinh dưỡng Malina Malkani, cà phê hòa tan và cà phê rang xay thường có hàm lượng dinh dưỡng tương tự nhau, ngoại trừ hàm lượng caffeine. Theo đó, một cốc cà phê hòa tan (khoảng 235ml) có chứa khoảng 62mg caffeine. Trong khi đó, một cốc cà phê rang xay có thể chứa tới 96mg caffeine. Có sự khác biệt này là bởi trong quá trình sản xuất cà phê hòa tan, một phần caffeine sẽ bị mất đi.

Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng một người trưởng thành chỉ nên bổ sung tối đa 400mg caffeine/ngày. Điều này tương đương với việc bạn không nên uống quá 4 cốc cà phê rang xay/ngày hoặc 6 cốc cà phê hòa tan/ngày.

Bổ sung quá nhiều caffeine có thể gây ra cảm giác bồn chồn, lo lắng, đau dạ dày… Do đó, bạn nên chú ý tới lượng caffeine khi chọn mua cà phê hòa tan hoặc cà phê rang xay.

Hàm lượng acrylamide

Acrylamide là một chất gây hại, có trong một số thực phẩm sau khi được chế biến ở nhiệt độ cao (ví dụ như rán, nướng, rang). Do đó, chúng cũng có thể hình thành sau khi rang hạt cà phê.

Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu nồng độ acrylamide có trong 42 mẫu cà phê rang xay, cà phê hòa tan cũng như các thức uống thay thế cà phê khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ acrylamide trung bình cao nhất có trong các thức uống thay thế cà phê, tiếp theo là cà phê hòa tan và cuối cùng là cà phê rang xay. Theo đó, lượng acrylamide trong cà phê hòa tan có thể cao gấp đôi so với cà phê rang xay.

Nghiên cứu trên tạp chí Nutritional Neuroscience (Anh) cho thấy sự tích tụ acrylamide trong cơ thể có thể dẫn tới một số tổn thương thần kinh. Hiệp hội Ung thư (Mỹ) cũng lưu ý rằng tiếp xúc quá nhiều với acrylamide có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Tuy nhiên, Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) cho rằng lượng acrylamide có trong cà phê không đủ nhiều để gây ra các lo ngại về sức khỏe.

Hương vị

Nhiều người cho rằng cà phê hòa tan có vị đắng hơn, không có được hương vị tinh tế như cà phê rang xay. Tuy nhiên, điều này mang tính chủ quan và tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Ngoài ra, chất lượng của hạt cà phê cũng có thể tạo ra nhiều khác biệt. Do đó, bạn nên thử để chọn ra loại cà phê phù hợp với sở thích của mình.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng