Thanh long tốt cho hệ tiêu hóa thế nào?

Vì sao quả thanh long tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa?

Gợi ý 5 thực phẩm bổ sung vào bữa sáng tốt cho hệ tiêu hóa

Tăng cường miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa bằng nước ép bắp cải

Cẩn thận với 6 loại thực phẩm có thể gây hại cho hệ tiêu hóa

Ổi dứa: Khắc phục tình trạng tiêu hóa kém, cải thiện hệ tiêu hóa

Thanh long là loại trái cây nhiệt đới phổ biến với hình dạng độc đáo, bao gồm vỏ ngoài màu đỏ hồng, phần thịt bên trong nhiều hạt nhỏ màu đen và có vị ngọt thanh. Thanh long được xem là loại quả giúp giải nhiệt và bù nước , bên cạnh đó, nó còn mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Cụ thể: 

Thúc đẩy lợi khuẩn đường ruột

Đường ruột là nơi cư trú của hơn 100 nghìn tỷ vi khuẩn, bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn tạo nên sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột. Cả hai nghiên cứu trên người và động vật đều cho thấy sự mất cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột, bao gồm sự suy giảm về số lượng lợi khuẩn sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn có hại phát triển, thúc đẩy tình trạng nhiễm trùng gây viêm nhiễm đồng thời khiến hệ miễn dịch suy yếu.

Theo đó, thanh long có chứa prebiotics – chất xơ không thể tiêu hóa trong ruột non, nhưng một khi vào tới đại tràng thì lợi khuẩn sẽ lên men chất xơ này. Nhờ đó, lợi khuẩn có thể phát triển và sinh sôi nhiều hơn. Hiểu đơn giản, prebiotics chính là thức ăn của lợi khuẩn. Đặc biệt, thanh long chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của 2 họ vi khuẩn có lợi: Vi khuẩn acid lactic và bifidobacteria. 

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất, phòng bệnh tật

Mặt khác, nghiên cứu chỉ ra việc thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu prebiotics giúp duy trì sự đa dạng của lợi khuẩn, kiểm soát vi khuẩn có hại, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa và tiêu chảy.

Một nghiên cứu cho thấy những người đi du lịch tiêu thụ prebiotics trước và trong khi đi du lịch ít bị tiêu chảy hơn và mức độ tiêu chảy ít nghiêm trọng hơn. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy prebiotics có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm ruột và ung thư ruột kết.

Trong khi phần lớn các nghiên cứu về prebiotics đều cho kết quả khả quan thì nghiên cứu về hoạt tính của prebiotic có trong thanh long lại mới chỉ giới hạn trong ống nghiệm. Do đó, cần thêm thời gian để xác định tác dụng thực sự của nó đối với sức khỏe đường ruột của con người.

Lợi ích sức khỏe tiềm năng khác của thanh long

Bạn nên lựa chọn quả thanh long chín mềm nhưng không nhũn. Thanh long có thể được ăn trực tiếp hoặc thêm vào các món salad, sinh tố và sữa chua đều có lợi ích sức khỏe.

Ngăn ngừa bệnh mạn tính: Thanh long có chứa các chất oxy hóa mạnh mẽ, bao gồm: Vitamin C, beta-carotene, lycopene và betalain. Các nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường, viêm khớp và ung thư.

Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin C và carotenoid trong thanh long có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách bảo vệ các tế bào bạch cầu khỏi bị hư hại.

Tăng cường chất sắt: Sắt có vai trò thiết yếu trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, bao gồm vận chuyển oxy trong máu. Thanh long là nguồn cung cấp sắt khá dồi trào, trong 227gr thanh long cung cấp hàm lượng sắt chiếm 8% RDI (lượng khuyến nghị mỗi ngày). Nó cũng chứa vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn.

Nguồn magne dồi dào: Magne tham gia vào hơn 600 phản ứng sinh hóa trong cơ thể, bao gồm phân hủy thức ăn thành năng lượng, co cơ, hình thành xương, thậm chí tạo ra DNA. Thanh long cung cấp hàm lượng magne dồi dào hơn hầu hết các loại trái cây, trong 227gr thanh long cung cấp hàm lượng magne chiếm 18% RDI.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng