Thường xuyên thay đổi tâm trạng? Coi chừng bị thiếu sắt!

Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân làm thay đổi tâm trạng

Ăn chocolate ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tâm trạng như thế nào?

Tâm trạng thay đổi thất thường có phải do suy giảm hormone?

Thư giãn, cải thiện tâm trạng tốt hơn nhờ một số loại tinh dầu thơm

Cảm thấy cáu gắt khi đói: Phải làm gì để kiểm soát tâm trạng?

Vai trò của sắt với sức khỏe?

Sắt giúp sản xuất hemoglobin. Hemoglobin là một chất trong các tế bào máu đỏ (RBCs), giúp mang oxy từ phổi đến các bộ phận khác trong cơ thể. Nói cách khác, nếu cơ thể bạn thiếu sắt, nó không thể tạo ra các RBCs mang oxy đi khắp cơ thể.

Thiếu sắt là vấn đề thường gặp ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở phụ nữ. Mặc dù đúng là thiếu sắt có liên quan đến việc thay đổi tâm trạng nhưng không rõ liệu thiếu sắt có phải là nguyên nhân gây rối loạn sức khỏe tâm thần hay không. Hiện các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu kỹ hơn về điều này.

Thiếu sắt liên quan gì đến thay đổi tâm trạng? 

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Frontiers of Aging Neuroscience, tình trạng thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não bộ. Nghiên cứu này tập trung vào việc nghiên cứu vai trò của sắt với sức khỏe của não bộ và ảnh hưởng của việc thiếu sắt đến chức năng thần kinh.

Thiếu sắt khiến bạn luôn có cảm giác mệt mỏi

Sắt là một khoáng chất dồi dào nhất trong não và nó đóng vai trò quan trọng đối với một số quá trình như tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, phát triển khả năng nhận thức... Sự thiếu hụt của dưỡng chất này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng, thay đổi tâm trạng, hoảng sợ, trầm cảm...

Bạn nên làm gì nếu bị thiếu sắt?

Uống đủ nước: Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ sắt của cơ thể. Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể hấp thụ sắt từ thực phẩm một cách hiệu quả hơn.

Vitamin C: Tương tự như việc uống đủ nước, bổ sung vitamin C thông qua các loại thực phẩm hàng ngày cũng là cách giúp tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt.

Cắt giảm caffeine và tannin: Caffeine và tannin không chỉ cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng mà chúng còn có thể làm rối loạn nhịp tim.

Tập thể dục: Hoạt động thể chất giúp cải thiện khả năng trao đổi chất của cơ thể, từ đó giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt. Tập thể dục cũng là một cách thư giãn hiệu quả, ngăn ngừa thay đổi tâm trạng.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng