Trẻ bị ho: Nhận diện từng loại ho của trẻ

Trẻ bị ho do virus, cảm lạnh, viêm phế quản hoặc viêm phổi

Trẻ ho và thở khò khè: Bệnh gì, nguy hiểm không?

Làm gì để giúp trẻ sơ sinh luôn khỏe mạnh, ít bị ốm?

Phân biệt: Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh hay nhiễm khuẩn

19 cách trị ho cho trẻ: Tự nhiên, an toàn, không lạm dụng thuốc

Ho do virus gây ra

Đây là nguyên nhân gây ho phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và là do nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus gây ra. Bệnh bắt đầu với các triệu chứng của cảm lạnh như chảy nước mũi, nghẹt mũi và ho. Ho do virus gây ra có thể kéo dài từ 3 - 4 tuần.

Thuốc kháng sinh thường không cần thiết và sẽ không giúp điều trị ho do virus. Trẻ bị ho do virus cần bổ sung nhiều chất lỏng hơn, nghỉ ngơi nhiều hơn, uống paracetamol hoặc ibuprofen nếu cần.

Ho do viêm phế quản

Viêm phế quản cũng do nhiễm virus gây ra. Bệnh thường có các triệu chứng giống như cảm lạnh. Sự khác biệt là sau một vài ngày, trẻ có thể khó thở hơn, thở khò khè, ho và sốt. Trẻ cũng có thể ăn ít hơn (thường ăn ít hơn một nửa so với bình thường) và có thể trở nên mệt mỏi hoặc buồn ngủ. 

Trẻ bị ho do viêm phế quản thường thở khò khè, sốt

Bạn nên cho trẻ ăn những bữa nhỏ hơn và thường xuyên hơn. Trẻ cũng có thể cần phải đến bệnh viện để được thở oxy. Thuốc kháng sinh không cần thiết vì viêm tiểu phế quản là do nhiễm virus. Trẻ bị viêm tiểu phế quản thường mệt mỏi nhất vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 khi bị bệnh, bệnh kéo dài trong vòng 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, ho có thể kéo dài từ 2 - 4 tuần. 

Ho do hen suyễn

Hen suyễn là thuật ngữ dùng để mô tả cơn ho ở trẻ em trên 12 tháng tuổi, thường do virus gây ra. Ho do hen suyễn rất giống với viêm tiểu phế quản, thường được gọi là hen suyễn khi trẻ đáp ứng với Ventolin - một loại thuốc làm giãn đường hô hấp. 

Hen suyễn thường bắt đầu bằng thở khò khè, tức ngực. Khi bệnh suyễn trở nên tồi tệ hơn, người bệnh sẽ thở nhanh, cố gắng để hít thở (nhìn cổ và xương sườn sẽ thấy rõ). Một số trẻ có thể bị các triệu chứng hen suyễn khi tập thể dục. 

Điều trị bằng thuốc Ventolin có thể giúp ích. Nếu trẻ bị hen suyễn, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám.

Ho do viêm thanh khí phế quản

Thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, do nhiễm virus gây ra. Viêm thanh khí phế quản thường gây ho khan, tiếng ho như sủa. Không giống như viêm tiểu phế quản và hen suyễn, bệnh ảnh hưởng đến đường hô hấp trên không phải là đường hô hấp dưới. 

Viêm thanh khí phế quản bắt đầu bằng các triệu chứng như cảm lạnh, sau đó gây sưng thanh quản và khí quản. Đường hô hấp trên bị sưng lên khiến trẻ hít vào nghe có tiếng ồn. Trẻ thường ho nặng hơn vào ban đêm, đặc biệt là đêm thứ 2 hoặc thứ 3. Bệnh thường kéo dài từ 3 - 4 ngày. 

Cách điều trị là giúp trẻ bình tĩnh, cho trẻ uống nhiều nước. Steroid đường uống đôi khi được sử dụng để giảm sưng, hoặc trẻ có thể cần phải đến bệnh viện nếu trẻ khó thở và trông có vẻ ốm yếu.

Ho do bệnh ho gà

Ho gà là bệnh do nhiễm khuẩn. Bệnh bắt đầu với các triệu chứng giống như cảm lạnh và ho. Sau một tuần, ho nghe như tiếng nổ và thường bị nôn mửa. 

Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi, ho có thể khiến mặt trẻ rất đỏ, sau đó chuyển sang màu xanh, thậm chí trẻ có thể ngừng thở, không thể thở được. Trẻ nhỏ bị ho gà cần phải đến bệnh viện vì bệnh dễ gây biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi hoặc viêm não. Ở những trẻ lớn hơn và người lớn, ho có thể nhẹ hơn và dai dẳng hơn, nên có thể không nghĩ đến bệnh ho gà. 

Điều trị bằng thuốc kháng sinh giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh và lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, ho có thể kéo dài đến 3 tháng. 

Ho do viêm phổi

Viêm phổi có thể do cả virus và vi khuẩn. Bệnh bắt đầu bằng sốt, ho, khó thở (thở gấp, thở nhanh). Điều trị viêm phổi bằng thuốc kháng sinh, bổ sung thêm chất lỏng. Trẻ có thể phải nhập viện để thở oxy nếu trẻ có vẻ rất ốm yếu. Hầu hết bệnh sẽ cải thiện trong vòng 2 - 3 ngày và mất khoảng 10 ngày để bình phục. 

Các nguyên nhân khác gây ho

Trẻ nhỏ có thể nuốt phải đồ chơi hoặc dị vật nào đó cũng gây ho. Trẻ lớn có thể bị viêm mũi dị ứng hoặc chảy nước mũi mạn tính gây ra ho. Trong những trường hợp này, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và phức tạp, các bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp điều trị. 

Trẻ có nên uống thuốc ho không kê đơn?

Các loại thuốc ho và thuốc thông mũi không kê đơn chưa được chứng minh là có tác dụng tốt trong việc giảm triệu chứng ho hoặc giảm thời gian trẻ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây ho. Đôi khi các loại thuốc này có thể gây hại nhiều hơn lợi. 

Vì vậy, xác định nguyên nhân gây ho có thể giúp bạn biết phải làm gì để giúp trẻ. Chỉ cần nhớ, nhiễm virus là nguyên nhân gây ho phổ biến nhất. Nếu bạn lo lắng khi con bị ho, tốt nhất nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng. 

Vân Anh H+ (Theo rch.org.au)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ