Trẻ bị tăng động giảm chú ý: Nên ăn gì, tránh ăn gì?

Thực phẩm có ảnh hưởng lớn tới tâm trạng của trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý

Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị tăng động giảm chú ý

Bà bầu uống paracetamol: Con dễ bị tự kỷ, tăng động giảm chú ý

10 thực phẩm cần tránh cho trẻ bị tăng động

6 vấn đề sức khỏe thường bị nhầm lẫn với ADHD

Những dưỡng chất cần thiết cho trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý

1. Sắt 

Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy đến các tế bào máu trong cơ thể. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự trao đổi chất dopamine. 

Những thực phẩm giàu sắt bạn nên cho trẻ ăn là: Rau bina, mơ châu Âu, nho khô, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu gà, hạt vừng (mè), thịt đỏ, thịt lợn, thịt gia cầm, hải sản. 

2. Kẽm

Kẽm là một dưỡng chất có liên quan đến chức năng não và sự phát triển não bộ. Nó giúp chữa lành mô và hệ miễn dịch. Hơn nữa, kẽm giúp bảo vệ ruột và hàng rào máu não. Thiếu hụt kẽm trong cơ thể có thể dẫn đến sự phân hủy các rào cản này. 

Những thực phẩm giàu kẽm nên cho trẻ ăn là: Nấm, rau bina, thịt gà, thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, tôm, hàu, hạt bí ngô, đậu thận, đậu xanh, trái cây khô như hạt điều, hồ đào, hạnh nhân, lạc, hạt phỉ, óc chó. 

Những thực phẩm giàu kẽm có ảnh hưởng đến chức năng não bộ

3. Magne 

Magne là khoáng chất chịu trách nhiệm cho hơn 300 phản ứng enzyme trong cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các chức năng khác nhau của cơ thể như trao đổi chất và tăng trưởng xương, hệ miễn dịch, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, chức năng thần kinh... 

Những thực phẩm giàu magne bạn nên thêm vào chế độ ăn của trẻ gồm: Quả bơ, chuối, rau bina, hạt bí đỏ, gạo lứt, các sản phẩm từ sữa ít chất béo, trái cây khô như quả sung, mận, chà là, nho khô và mơ. 

4. Acid béo 

Các loại thực phẩm giàu acid béo cũng giúp cải thiện tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý vì mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta đều được tạo thành từ chất béo bao gồm các tế bào não. Nghiên cứu cho thấy rằng các acid béo omega-3 rất hữu ích trong việc cải thiện chức năng não. 

Danh sách các thực phẩm giàu acid béo bạn có thể tham khảo: Hạt lanh, hạt chia, đậu nành, quả óc chó, dầu gan cá, cá nước lạnh như cá ngừ, cá mòi, cá thu, cá hồi.

5. Chất xơ 

Cơ thể chúng ta không thể tiêu hóa được hầu hết các loại chất xơ, nhưng nó hỗ trợ tiêu hóa trong quá trình hấp thu thức ăn và chất dinh dưỡng. Chất xơ cũng giúp loại bỏ chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể. 

Các loại thực phẩm giàu chất xơ là: Các loại đậu, gạo lứt, dưa hấu, ổi, quả sung, ngô, yến mạch, bột mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên cám, bánh mì nguyên cám, cam, các loại rau lá xanh. 

6. Folate 

Folate hoặc vitamin B9 là một vitamin quan trọng với cơ thể. Acid folic là một dạng folate, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và sửa chữa ADN. Ngoài ra, nó cũng tham gia vào sự phát triển của tế bào và mô. 

Các thực phẩm giàu folate là: Rau lá xanh đậm, trái cây, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hạt phỉ, các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa, sữa chua, thịt lợn, thịt gia cầm, trứng, hải sản, ngũ cốc và đậu lăng. 

7. Vitamin C 

Vitamin C là một dưỡng chất có lợi cho cơ thể, còn được gọi là acid ascorbic. Vitamin C là một chất chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào khỏi nhiễm trùng. Cơ thể chúng ta cần có vitamin C để tạo ra collagen, một loại protein hỗ trợ trong việc chữa lành vết thương. Chế độ ăn giàu vitamin C rất cần thiết để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Những thực phẩm giàu vitamin C là: Ổi, lý chua đen, ớt chuông đỏ và xanh, kiwi, cam, dâu tây, bông cải xanh, cải xoăn, dứa, mùi tây, bưởi, xoài. 

8. Protein 

Protein giúp làm tăng sự tập trung. Cơ thể chúng ta cũng cần protein để xây dựng và sửa chữa các mô, phát triển xương, da, sụn, cơ và máu. 

Những thực phẩm giàu protein là: Bơ đậu phộng, thịt đỏ, trứng, đậu nành, bông cải xanh, đậu khô, cá, các loại hạt, thịt gia cầm.

Xem thêm: Thực phẩm cần tránh với trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý


Thực phẩm cần tránh với trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý

Trẻ em như những quả bóng năng lượng nhỏ, chạy nhảy khắp nơi. Ngoài những lúc nô đùa, trẻ em cũng có thể cảm thấy buồn bã hay giận dữ. Tuy nhiên, nếu những cơn giận dữ đó nổi lên quá thường xuyên, dường như trẻ cáu kỉnh quá nhiều, thì bạn cần thay đổi chế độ ăn của trẻ. Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và cách cư xử của trẻ. 

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm cần tránh cho trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý. 

1. Thực phẩm chế biến sẵn 

Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều hóa chất và các hợp chất nhân tạo không tương thích với các chất hóa học tự nhiên của cơ thể. Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể ảnh hưởng xấu tới tâm trạng. 

2. Phụ gia thực phẩm

Thực phẩm chế biến sẵn có chứa sodium benzoate, để tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm. Tuy nhiên, chất này có liên quan đến sự tăng động ở trẻ em. 

Một số trẻ em có thể bị dị ứng với chất phụ gia, màu nhân tạo hay hương vị được tìm thấy trong các thực phẩm chế biến sẵn. Đây có thể là lý do tại sao trẻ thay đổi tâm trạng thường xuyên hoặc có vấn đề về hành vi.

3. Thực phẩm chứa nhiều đường

Đường không chỉ chịu trách nhiệm cho sự biến động của lượng đường trong máu mà còn ảnh hưởng đến sự thay đổi hành vi ở trẻ. Tuy vậy, bạn không cần phải cắt giảm hoàn toàn đường, chỉ cần hạn chế, cân bằng nó trong chế độ ăn uống của trẻ. 

4. Thực phẩm chứa màu nhân tạo và hương vị 

Hầu hết các màu sắc và hương vị nhân tạo được sử dụng trong các sản phẩm như nước giải khát và nước trái cây có liên quan đến sự hiếu động ở trẻ nhỏ. 

Vân Anh H+ (Theo parenting.firstcry)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ