Trồng bạc hà vào mùa hè: dễ chăm sóc lại nhiều lợi ích

Trồng bạc hà vào mùa hè để tận hưởng nhiều lợi ích.

Món ngon tráng miệng: Panna cotta bạc hà - cho cả nhà cùng thưởng thức

13 cách dùng tinh dầu bạc hà để giảm đau đầu, tăng năng lượng

4 tác dụng phụ ít biết của trà bạc hà

5 lợi ích của lá bạc hà: Biết càng sớm thì càng khỏe mạnh

Công dụng da dạng

Dù có nhiều giống bạc hà khác nhau, đặc trưng của loại cây này mùi hương thơm mát. Phần thân non và lá bạc hà có thể dùng để pha chế đồ uống và làm gia vị nấu ăn.

Bạc hà là nguồn vitamin A dồi dào, do đó rất tốt cho mắt. Không chỉ vậy, bạc hà còn có nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa lão hóa và tăng cường hệ miễn dịch của bạn.

Trà bạc hà

Thêm đá viên có lá bạc hà vào nước, bạn đã có món đồ uống thơm ngon mát lạnh

Đây là một trong những công dụng tuyệt vời nhất của bạc hà, đặc biệt là vào mùa hè. Bạc hà là thành phần thường thấy trong các thức uống giúp thải độc, giảm cân, đẹp dáng. Ngoài ra, trà bạc hà có lợi cho tiêu hóa, giúp cải thiện các triệu chứng cho người bị khó tiêu. 

Người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) được khuyến cáo không nên sử dụng bạc hà. Nguyên nhân là thảo dược này có thể khiến các cơ thắt thực quản dưới bị kích thích, từ đó khiến bệnh GERD phát triển trầm trọng hơn.

Bạn chỉ cần hái vài lá bạc hà, rửa sạch và cho bạc hà vào một bình nước nóng. Sau khi nước nguội, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh qua đêm. Bạn có thể thêm mật ong, chanh, dưa chuột và các loại trái cây khác để có món đồ uống mát lạnh vào mùa hè.

Bạn còn có thể làm đá bạc hà: thêm lá bạc hà vào nước trong khay đá. Chỉ chêm những viên đá thơm mùi bạc hà này vào nước uống là bạn đã có thức uống giải nhiệt tức thì.

Để có hơi thở thơm tho, chúng ta thường dùng kẹo cao su có mùi bạc hà. Những sản phẩm đó có thể giúp thơm miệng trong vài giờ, nhưng chúng không có tác dụng giảm vi khuẩn và các tác nhân gây mùi trong miệng.

Uống trà bạc hà và nhai lá bạc hà tươi lại làm được cả hai điều đó. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu bạc hà có khả năng kháng khuẩn hiệu quả.

Chữa cảm lạnh, cảm cúm 

Cây bạc hà có tác dụng làm co các màng sưng trong mũi, qua đó cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở do cảm lạnh, cảm cúm gây ra. Bên cạnh đó, menthol – thành phần hóa học chính của lá bạc hà còn giúp kháng khuẩn và làm lỏng dịch nhầy trong phổi.

Để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu, bạn có thể sử dụng cây bạc hà đem nấu chung với một số nguyên liệu khác như sả, lá bưởi, cây kinh giới hay hương nhu…để xông hơi.

Xua đuổi côn trùng

Mùi hương của bạc hà khiến thảo mộc này trở thành chất xua đuổi côn trùng và ruồi muỗi tự nhiên. Bạn có thể trồng một vài chậu bạc hà quanh nhà để xua đuổi muỗi mắt vào mùa hè.

Cây bạc hà hăng (lá hình trứng có răng cưa) còn có hiệu quả diệt bọ chét trên thú cưng. Bạn có thể chà xát lá bạc hà lên da chó, mèo để ngăn chúng gãi da, lông.

Chăm sóc đơn giản

Bạc hà thích hợp trồng trong chậu

Nếu bạn là người mới bắt đầu trồng cây, bạc hà là loại cây thích hợp với bạn. Bạc hà có thể trồng từ hạt, thân hoặc mua sẵn từ các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Giống với các loại sen đá, cây bạc hà không đòi hỏi phải chăm sóc thường xuyên. Bạn chỉ cần trồng cây trong một chậu đất lớn và tưới nước 1 lần/tuần. Bạn nên để cây ở nơi nhiều ánh nắng.

Bạc hà cho thu hoạch lá thường xuyên, do vậy bạn nên hái chúng liên tục để kích thích cây ra lá và chậm ra hoa. Loại thảo mộc này mọc nhanh đến mức nó có thể lan ra cả khu vườn của bạn. Do vậy, bạn không nên trồng bạc hà chung với cây rau củ khác.

Quỳnh Trang H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp