Vì sao người cao tuổi dễ mắc COVID-19?

Với hệ miễn dịch yếu, người cao tuổi dễ bị nhiễm SARS-CoV-2 hơn người trẻ tuổi (ảnh DailyMail)

Tối nay ăn gì: Mì Ý nấu xúc xích cay và bông cải xanh

Stress oxy hóa là gì, có tác động thế nào tới làn da?

Cách làm cơm chiên chay ngon như nhà hàng chỉ trong vòng 10 phút

Cập nhật Covid-19: Italy vượt mốc 7000 ca nhiễm, 366 trường hợp tử vong

"Bạn không cần thiết phải trang bị cho mình một mũ trùm đầu hoặc bịt kín nhất có thể để tránh lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Bạn cần thực hiện đúng các hướng dẫn của cơ sở y tế để phòng ngừa bệnh cho mình hữu hiệu nhất", là lời khuyên của tiến sỹ - bác sỹ Ellie Cannon trước sự bùng nổ của dịch bệnh COVID-19 tại Anh hiện nay.

Phần trả lời của bác sỹ Cannon dưới đây sẽ đem lại cho quý độc giả cái nhìn tổng quan về dịch bệnh này:

Tôi ở độ tuổi 60 và khỏe mạnh. Tôi có nguy cơ mắc bệnh cao không?
Câu trả lời ngắn gọn là có. Nhưng như tôi đã nói, đây không phải là lý do để hoảng sợ.
Đã có những thống kê thực tế từ tâm dịch Vũ Hán - Trung Quốc cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh ở những người trên 50 tuổi cao hơn so với những lứa tuổi khác và tỷ lệ bị nặng cũng cao hơn. Chỉ có 2% số trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 là dưới 20 tuổi và thường có triệu chứng nhẹ hoặc hầu như không có triệu chứng.
Lý do mà người cao tuổi thường bị nặng hơn khi nhiễm loại virus này là do các tình trạng sức khỏe khác mạng lại, khiến hệ miễn dịch của họ yếu không, khó ngăn ngừa bệnh tật hơn so với độ tuổi đôi mươi. Điều này không chỉ xảy ra trong mùa dịch COVID-19 này mà còn ở các mùa dịch khác nữa, ví như cúm mùa chẳng hạn. 
Đã có nhiều bằng chứng cho thấy, ngay cả những người lớn tuổi có sức khỏe tốt hơn so với những người đồng trang lứa cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn giới trẻ. 
Người cao tuổi nên tránh nơi đông người để giảm nguy cơ lây nhiễm (ảnh DailyMail)
Tuy nhiên, đại đa số mọi người, ngay cả ở các nhóm tuổi lớn hơn, đều có thể hồi phục tốt sau khi nhiễm bệnh.
Tôi 60 tuổi và mắc đái tháo đường? Nếu nhiễm virus SARS-CoV-2, bệnh của tôi có nặng không?
Tôi hiểu mối quan tâm của bạn. Bạn có thể đã đọc rằng khoảng 1% những người ở độ tuổi 50 và gần 15% những người 80 tuổi nhiễm virus, đã chết. Những người bị huyết áp cao, bệnh tim và tiểu đường dường như đều có triệu chứng nặng hơn những người khác. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm, ngay cả trong những trường hợp này, hầu hết bệnh nhân sẽ có thể kiểm soát các triệu chứng tại nhà.
Tất nhiên, nếu bạn biết bạn có nguy cơ cao hơn, thì hãy thận trọng để tránh nhiễm trùng.
Ngoài ra, có một điều cần lưu ý là: Những con số thống kê hiện nay về Covid-19 dựa trên dữ liệu từ hàng chục ngàn trường hợp ở Trung Quốc. Thế nhưng, mỗi quốc gia đều chịu ảnh hưởng khác nhau từ dịch bệnh này, tùy khả năng ứng phó y tế của mỗi quốc gia. Ví dụ tại Anh, dân chúng có thể tiếp cận tốt hơn với chăm sóc y tế, không khí ít ô nhiễm hơn và ít người hút thuốc hơn. Hay như tại Việt Nam, khả năng kiểm soát người nhiễm bệnh của họ nhanh và hiệu quả nên số lượng người mắc thấp, không có tử vong.
Vậy, người cao tuổi có nên tự cách ly để phòng bệnh?
Tôi có thể hiểu lý do mọi người cho rằng tự cách ly trong giai đoạn đầu này là một ý tưởng tốt.
Rửa tay sạch với xà phòng mỗi tiếng sẽ giúp bạn ngăn ngừa virus hiệu quả (Ảnh DailyMail)
Nhưng bạn cần lưu ý đến dự đoán của hệ thống y tế dề diễn tiến của dịch có thể kéo dài nhiều tháng. "Khóa" mình trong một không gian trong một khoảng thời gian dài không hề dễ dàng. Với nhiều người, có thể dẫn đến tình trạng bực bội, khó chịu hoặc thấy bất tiện cho công việc và cuộc sống. Ví như, thực phẩm không phải lúc nào cũng mua online được. Tập thể dục hàng ngày vẫn được khuyến khích nhưng không thể tập trong một không gian hẹp. Hay khám chữa bệnh định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sỹ. Bệnh cũ của bạn có thể tồi tệ hơn nếu bạn bỏ lỡ các cuộc hẹn này.
Đây là lý do tại sao không có lời khuyên chính thức cho những người khỏe mạnh tự cô lập.
Bộ Y tế yêu cầu bất kỳ ai có triệu chứng nhiễm virus hoặc tiếp xúc với người nghi nhiễm virus liên hệ với cơ sở y tế và tự cách ly mình tại nhà, ít nhất cho đến khi nhân viên y tế đến hỗ trợ. Nếu đúng họ có nhiễm virus hoặc nghi nhiễm virus, người có triệu chứng và toàn hộ gia đình của họ sẽ được cách ly theo đúng quy trình y tế để hạn chế sự lây lan cộng đồng.
Hiện tại, lời khuyên là hạn chế cơ hội lây nhiễm bằng cách thực hành vệ sinh tay tốt. Điều này đặc biệt quan trọng khi tiếp xúc với người già hoặc người dễ bị nhiễm bệnh. 
Tôi có nên dừng việc đi bơi, đi chơi hay đi xe bus lại?
Chính phủ một số quốc gia đang khuyến khích người dân hạn chế ra đường, tránh đến nơi đông người để phòng ngừa lây lan. Nhiều quốc gia, đặc biệt các quốc gia châu Á đã đóng cửa trường học, cấm tổ chức các lễ hội, hạn chế đi du lịch... vì điều này. 
Các cơ quan y tế cũng khuyến cáo người dân nên rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh nhà cửa, mở cửa cho nhà thông thoáng khí khi thời tiết ấm.
Vì sao, cũng giống như cúm mùa và các bệnh cảm cúm cảm lạnh khác, virus SASR-CoV-2 theo các giọt ẩm từ người bệnh văng ra ngoài và bám tung tóe ở những nơi công cộng, che phủ bề mặt trong những giọt ẩm nhỏ có chứa virus. Các vi khuẩn có thể sống ở đó trong nhiều ngày, trừ khi bề mặt được làm sạch đúng cách.
Trong thời gian đó, nếu chúng ta chạm vào bề mặt, virus sẽ lây sang tay chúng ta. Sau đó, nếu chúng ta chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể và chúng ta bị nhiễm bệnh. Đó là lý do tại sao rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc gel khử trùng là điều quan trọng nhất.
Chưa hết, bạn cũng nên ngừng bắt tay hay ôm hôn nhau trong thời gian này. Hãy giống như các nghị sỹ châu Âu những ngày vừa rồi, chạm khuỷu tay.

Bác sỹ Ellie Cannon là một bác sỹ đa khoa nổi tiếng của Vương quốc Anh. Cô tham gia và phụ trách nhiều trang sức khỏe trong đó có Thư chủ nhật của tờ DailyMail của Anh và một số kênh truyền hình, phát thanh hay các phương tiện truyền thông xã hội khác. Cô xuất bản nhiều cuốn sách về sức khỏe tâm thần, nuôi dạy con cái và được tôn vinh trong lĩnh vực sức khỏe và khoa học tại Anh


PV H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già