5 loại rối loạn ăn uống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Hội chứng rối loạn ăn bậy có thể ảnh hưởng từ trẻ nhỏ đến người lớn

Ám ảnh vì ăn uống lành mạnh là bệnh tâm thần?

Những điều bác sỹ muốn bạn biết về rối loạn ăn uống

4 loại rối loạn ăn uống ở người lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Cha mẹ nên cẩn thận nguy cơ rối loạn ăn uống ở trẻ

Theo nghiên cứu, những người bị rối loạn ăn uống thường có những đặc điểm bao gồm:

- Nghiện rượu bia, trầm cảm;
- Thường xuyên gặp tai nạn, chấn thương hoặc tự làm hại mình;
- Tiền sử sử dụng thuốc chống loạn thần và thuốc chống trầm cảm;
- Sử dụng thường xuyên thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa.

Nguyên nhân của rối loạn ăn uống có thể do di truyền từ cha mẹ sang con cái, rối loạn hormone serotonin và dopamine hoặc một số đặc điểm tính cách như tâm lý bất ổn, quá cầu toàn, quá bốc đồng. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất là áp lực từ xã hội khiến người bệnh không tự kiểm soát, điều chỉnh được thói quen ăn uống của mình.

Có 5 loại rối loạn ăn uống phổ biến bao gồm:

Ăn - ói (Bulimia Nervosa)

Rối loạn ăn ói có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng thường thấy ở nữ giới hơn đàn ông

Đây là một loại rối loạn ăn uống phổ biến và thường gặp ở nữ giới. Những người mắc chứng rối loạn này sẽ ăn rất nhiều thức ăn, kể cả loại họ không thích trong thời gian ngắn cho đến khi họ quá no, thậm chí đau bụng. Sau đó họ cố gắng loại calorie ra khỏi cơ thể bằng nhiều cách như nôn mửa, dùng thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng, thuốc xổ, nhịn ăn hay tập thể dục quá mức. Những người mắc chứng ăn - ói thường gầy và hầu như không thể thừa cân.

Chán ăn tâm lý (Anorexia Nervosa)

Chán ăn tâm lý hay chán ăn tâm thần, biếng ăn thần kinh… là một rối loạn phổ biến và có xu hướng ảnh hưởng đến phụ nữ. Những người mắc chứng chán ăn luôn nghĩ rằng họ bị thừa cân hay béo phì ngay cả khi họ rất gầy. Những người này thường ăn uống rất ít và kham khổ.

Những người mắc chứng chán ăn luôn có nỗi sợ hãi tăng cân khiến họ không thể ăn uống gì. Tình trạng này không được chữa trị trong thời gian dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, suy đa tạng, thậm chí là tử vong.  

Ăn uống quá độ (Binge Eating Disorder)

Ăn uống quá độ có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì

Những người bị rối loạn ăn uống quá độ có xu hướng ăn thực phẩm với số lượng lớn. Tương tự như chứng ăn ói, họ ăn rất nhiều thực phẩm, tuy nhiên họ không cố gắng loại bỏ lượng thức ăn vừa ăn vào. Tình trạng này có thể dẫn đến tăng cân quá mức, béo phì và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Rối loạn nhai lại (Rumination Disorder)

Rối loạn này thường gặp ở trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 12 tuổi nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng tới người trưởng thành. Trẻ mắc rối loạn nhai lại sẽ nôn lên một phần thức ăn đã tiêu hóa và nhai lại rồi nuốt hoặc nhổ ra. Rối loạn này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, sút cân ở trẻ nhỏ.

Ăn bậy (Pica)

Những người bị rối loạn ăn bậy thường có cảm giác thèm ăn những thứ không ăn được như đất, đá, phấn bảng, xà phòng, giấy, vải… Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, ở bất cứ lứa tuổi nào, tuy nhiên, nó phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc người mắc bệnh tâm thần. Ăn bậy có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm gây tử vong, nhiễm trùng hoặc tổn thương đường ruột.

Trịnh Tây H+ (Theo The HealthSite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa