9 điều nên làm ngay khi bắt đầu có dấu hiệu cảm lạnh, cúm

Nghỉ ngơi hợp lý, chú ý uống đủ nước… sẽ giúp bạn sớm hồi phục khi bị cảm lạnh, cúm

Đã khỏi cảm lạnh, tại sao vẫn bị ho?

Ngăn ngừa cúm bằng 6 loại thực phẩm

5 cách bạn có thể làm để phòng ngừa cảm lạnh và ho cho trẻ

Infographic: Phân biệt cảm lạnh và cúm, khi nào cần đi khám?

Dưới đây là 9 điều nên làm ngay khi bạn bắt đầu có dấu hiệu cảm lạnh, cúm:

Rửa tay thường xuyên

Nếu thấy có triệu chứng của cảm lạnh, cúm, rửa tay thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ lây truyền virus gây bệnh cho mọi người xung quanh. Một nghiên cứu trên Tropical Medicine & International Health đã chỉ ra rằng, rửa tay thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp tới 16%.

Tốt hơn hết, bạn nên rửa tay thật sạch bằng các loại xà phòng diệt khuẩn, chủ động mang theo gel rửa tay và nhắc nhở mọi người xung quanh cũng giữ vệ sinh cá nhân để phòng ngừa cảm lạnh và cúm.

Rửa tay thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh cho mọi người xung quanh

Nghỉ ngơi hợp lý

Tốt hơn hết, bạn không nên vận động quá sức khi mới bị cảm lạnh, cúm. Cố gắng giữ các thói quen thường ngày chỉ khiến bạn dễ bị mất nước và khiến các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi… trở nên nghiêm trọng hơn.

Không dùng thuốc kháng sinh

Nhiều người nghĩ thuốc kháng sinh có thể trị cảm lạnh, cúm nhưng trên thực tế, thuốc kháng sinh không có khả năng tiêu diệt virus. Trong vòng 48 giờ đầu khi bị cúm, bác sỹ có thể kê thuốc Tamiflu, một loại thuốc chống virus có thể rút ngắn thời gian mắc cúm cho người bệnh.

Tránh dùng thuốc kháng sinh khi không có chỉ dẫn của bác sỹ

Có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt

Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt như Ibuprofen, Acetaminophen có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, cúm, đặc biệt nếu bạn bị sốt, đau đầu, đau nhức cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau vì chúng có thể gây hại cho gan.

Ngủ nhiều hơn

Khi ngủ, não bộ sẽ được nghỉ ngơi và điều này có thể giúp bạn sớm hồi phục. Một nghiên cứu được công bố trên Brain, Behavior, and Immunity cho thấy, khi ngủ, não bộ của chuột có thể sản sinh một loại protein giúp gia tăng tốc độ hồi phục khi chúng bị cảm lạnh, cúm.

Không bổ sung quá nhiều vitamin C

Một vài nghiên cứu cho rằng bổ sung vitamin C có thể rút ngắn thời gian cảm lạnh. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều vitamin C lại có thể gây tiêu chảy. Tốt hơn hết, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để bổ sung đủ vitamin C.

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Khi bắt đầu có dấu hiệu cảm lạnh, cúm, hãy cố gắng bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Các thực phẩm này bao gồm sữa chua, trái cây (đặc biệt là quả việt quất), các loại rau củ (đặc biệt là bông cải xanh).

Ngoài ra, súp gà cũng là một món ăn bổ dưỡng, giúp giảm nghẹt mũi cho những người bị cảm lạnh, cúm.

Uống đủ nước

Uống đủ nước sẽ giúp làm lỏng dịch nhầy trong xoang, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi bị sổ mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, hãy chọn nước lọc, nước trái cây, nước hầm xương… thay vì các loại đồ uống chứa nhiều caffeine như cà phê, nước tăng lực…

Caffeine có thể khiến cơ thể dễ mất nước, từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng cảm lạnh, cúm và kéo dài thời gian hồi phục.

Tránh tiếp xúc với mọi người xung quanh

Sau khi bị virus tấn công, các triệu chứng cảm lạnh, cúm có thể bắt đầu xuất hiện sau khoảng 1 - 2 ngày. Tốt hơn hết, ngay khi bắt đầu có dấu hiệu cảm lạnh, cúm, bạn nên nghỉ học, nghỉ làm và hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh trong ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt.

Vi Bùi H+ (Theo Rd)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp