Bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ ung thư: DNA có phải “thủ phạm” ?

Glucose cao gây tổn thương DNA, mất ổn định bộ gene, dẫn đến ung thư

Cảnh báo 8 loại thực phẩm gây ung thư

Hạt đu đủ có thể chữa ung thư?

Bị suy nhược cơ thể, đừng bỏ qua những thực phẩm này!

Phụ nữ có cholesterol càng cao, tỷ lệ ung thư vú càng thấp?

Bệnh đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu cao. Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả, gây ra lượng đường trong máu không được kiểm soát. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh thận và một số dạng ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư thận… Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tỷ lệ thuận với nguy cơ ung thư mắc ung thư.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Hóa học Mỹ cho thấy DNA của người có lượng đường trong máu cao dễ bị tổn thương và khó phục hồi so với DNA của người khỏe mạnh Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở bệnh nhân đái tháo đường:

- Ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2, hormone tuyến tụy insulin không mang glucose vào tế bào một cách hiệu quả. Điều này khiến tuyến tụy tiết ra càng nhiều insulin, gây ra hiện tượng tăng insulin trong máu.

- Ngoài chức năng kiểm soát lượng đường trong máu, hormone insulin có thể kích thích tăng sinh tế bào, dẫn đến ung thư.

- Hầu hết những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 đều thừa cân. Các mô mỡ dư thừa tiết ra lượng adipokine cao hơn so với những người có cân nặng khỏe mạnh. Adipokine thường kích hoạt viêm, gây ra những bệnh mạn tính, trong đó ung thư.

Kiểm soát lượng đường huyết giúp phòng ngừa bệnh mạn tính và ung thư 

Rối loạn nội tiết tố (hormone) là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, các chuyên gia cần thêm thời gian nghiên cứu về mối liên hệ này.

Các nhà khoa học từ trung tâm nghiên cứu, điều trị ung thư và đái tháo đường Thành phố Hy vọng cho rằng nồng độ đường huyết cao ở bệnh nhân đái tháo đường có thể gây hại cho DNA, gây biến đổi gene và ung thư. Một dạng tổn thương AND được gọi là AND adduct (sản phẩm cộng) kích thích khối u hình thành và phát triển. Các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ ADN adduct (N2-(1-carboxyethyl)-2'-deoxyguanosine hay CEdG) xuất hiện ở những con chuột thí nghiệm mắc đái tháo đường cao hơn chuột khỏe mạnh.

Các nhà nghiên cứu kết luận nồng độ glucose cao có liên quan đến quá trình sửa chữa DNA, gây mất ổn định bộ gene và ung thư.

Phạm Mơ H+ (Theo The Health Site)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp