Thông tin cần biết về bệnh máu khó đông

Người mắc bệnh máu khó đông có thể chảy máu không cầm được chỉ với vết thương rất nhỏ

Liệu pháp gene hiệu quả trong điều trị bệnh máu khó đông

Việt Nam: Hơn 60% bệnh nhân máu khó đông chưa được điều trị

Bệnh máu khó đông ở Bắc Giang: Hoang mang vì tin đồn

60% bệnh nhân Hemophilia chưa được điều trị thường xuyên

Nguyên nhân gây máu khó đông chủ yếu là do di truyền

Trong hu hết các trường hp hemophilia (máu khó đông) là do di truyền. Nếu cha mẹ mắc bệnh thì con sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh. Hemophilia thường gặp chủ yếu ở nam giới.

Có 2 thể hemophilia thường gặp 

Trong máu có một loại protein giúp kiểm soát sự chảy máu gọi là yếu tố đông máu. Khi cơ thể thiếu hụt hoặc không có đủ các yếu tố này, nhất là yếu tố VIII và IX thì sẽ bị mắc bệnh máu khó đông. Có 2 thể máu khó đông thường gặp: Hemophilia A là chứng máu khó đông bị thiếu nhân tố đông máu VIII - thường được sản sinh trong gan và gen bị thiếu khuyết nhiễm sắc thể X. Hemophilia B xảy ra khi cơ thể bị thiếu nhân tố IX, đôi khi người mắc Haemophilia B không phải do di truyền từ gia đình mà do rối loạn trong cơ thể nên phát triển thành bệnh.

Máu khó đông là bệnh chỉ di truyền với nam giới

Chảy máu là triệu chứng thường gặp của bệnh

Triệu chứng của hemophilia là cơ thể hay bị chảy máu và khi bị chảy máu thường lâu cầm máu. Chảy máu có thể do tự phát (không phải các yếu tố ngoại cảnh gây  nên) hoặc do ảnh hưởng của vết thương cũng gây chảy máu. Đặc biệt chảy máu tự phát là rất nguy hiểm, nhất là khi xuất huyết não thì rất khó kiểm soát và nó đe dọa tính mạng người bệnh. 

Khi bị hemophilia người bệnh thường gặp các triệu chứng sau:

Chảy máu mũi: Chảy máu mũi quá nhiều có thể là triệu chứng của bệnh hemophilia. Nếu bạn bị chảy máu mũi không rõ nguyên nhân thì bạn nên đi khám bác sỹ ngay.

Chảy máu chân răng: Chảy máu ở lợi, nướu răng là hiện tượng thường gặp ở những người bị bệnh răng miệng. Tuy nhiên nếu bạn bị chảy máu ở lợi và nướu quá nhiều thì có thể bạn đang bị hemophilia.

Người bệnh máu khó đông thường xuyên bị chảy máu chân răng

Chảy máu rất nhiều dù vết thương nhỏ: Nếu bạn chỉ bị một vết thương nhỏ nhưng lại chảy máu quá nhiều và không thể cầm máu thì đây có thể là biểu hiện của chứng máu khó đông hemophilia.

Đi tiểu ra máu: Chy máu trong thn và bàng quang có th khiến bạn bị đi tiểu ra máu.

Chảy máu khớp: Chảy máu khớp thường gặp nhất ở bệnh nhân hemophilia. Đây là loại chảy máu nguy hiểm vì khi tái phát nhiều lần gây ra viêm khớp, biến dạng khớp. Chảy máu khớp có thể xuất hiện tự nhiên hoặc sau chấn thương. Nếu điều trị muộn sau 4 giờ thì cảm giác đau có thể tăng lên, khớp sẽ sưng và việc điều trị bị kéo dài tới vài ngày. 

Chảy máu não: Chảy máu não có thể xuất hiện tự nhiên hoặc sau chấn thương, ví dụ như ngã hoặc đập đầu vào vật cứng. Triệu chứng chảy máu não có thể xảy ra ngay hoặc vài ngày sau chấn thương bao gồm: Dễ kích ứng, ngủ gà, đau đầu, lú lẫn, nôn, buồn nôn…

Chưa có phương pháp chữa hemophilia

Không có phương pháp nào chữa dứt điểm căn bệnh hemophilia mặc dù bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách tiêm bổ sung chất đông máu. Tuy nhiên, chứng bệnh này có thể dùng một số thuốc như desmopressin để tăng khả năng đông máu.

Hiện nay các nhà khoa vẫn chưa tìm được cách chữa dứt điểm bệnh hemophilia

Có thể dự phòng hemophilia

Tuy bệnh không thể chữa trị hoàn toàn nhưng bác sỹ có thể tư vấn để người mang gen bệnh hemophilia có thể dự phòng tổn thương và hạn chế sinh ra các đứa trẻ mang gen. Nếu người bố mang gen bệnh lấy vợ khoẻ mạnh thì chỉ có con gái mang gen bệnh, con trai sẽ hoàn toàn khoẻ mạnh. Do đó có thể dùng các biện pháp để chỉ sinh con trai. 

Còn phụ nữ mang gen bệnh lấy chồng khoẻ mạnh có nguy cơ sinh con gái và trai mang gen bệnh là 25%. Tuy nhiên, từ tuần thai 16 có thể chọc ối để xét nghiệm xem thai có bị nhiễm gen bệnh hay không để có xử lý. Cần phải tư vấn cho người bệnh để họ lựa chọn có nên đình chỉ thai nghén hay không.

Nam giới nếu bị chảy máu khó cầm hoặc thường xuyên bị bầm tím, đau khớp thì nên đến các trung tâm y tế để được tư vấn, kiểm tra. Nếu đã chẩn đoán được bệnh, bệnh nhân nên kiểm tra định kỳ mỗi 6 tháng, tránh các hoạt động mạnh gây chấn thương, không tiêm bắp, châm cứu, massage, tránh thuốc gây chảy máu như aspirin, tập thể dục cơ khớp.

Có ba thể máu khó đông: Haemophilia A là chứng máu khó đông bị thiếu nhân tố đông máu  VIII - thường được sản sinh trong gan và gen bị thiếu khuyết nhiễm sắc thể X.  Haemophilia B bị thiếu khuyết nhân tố IX, đôi khi người mắc Haemophilia B không phải do di truyền từ gia đình mà do rối loạn trong cơ thể nên phát triển thành bệnh; Haemophilia C là chứng máu khó đông do bị thiếu nhân đố đông máu XI 

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học